6. Kết cấu của luận văn
3.3.1.2 Tập trung hoàn thiện các giá trị văn hóa phi vật thể trong doanh nghiệp
Với bản Thỏa ước lao động tập thể
Thực tế, mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Đời sống của nhiều người lao động vẫn còn rất nhiều khó khăn do thu nhập thấp, điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, thể thao, đời sống tinh thần chưa đáp
76
ứng được nhu cầu, tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động vẫn còn diễn ra phổ biến. Tại một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp phát triển chậm, … vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp chưa thực hiện tốt trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, … Do vậy, việc xây dựng và thực hiện bản thỏa ước lao động tập thể là rất cần thiết.
Theo khảo sát tại một số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì việc thực hiện bản thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp.
Khi bản thỏa ước lao động tập thể được thực hiện, nó sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Bản thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp bổ sung nội quy doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng cường kỷ luật, đồng thời còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi hai bên.
Với vấn đề đạo đức kinh doanh và ứng xử trong doanh nghiệp
Đạo đức chính là phẩm chất cần thiết của mỗi con người và đạo đức kinh doanh là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh không những tạo được niềm tin tưởng của khách hàng mà còn là niềm tin tưởng của nhân viên, tạo nên lòng tự hào ở nhân viên. Đạo đức kinh doanh còn thể hiện ở mối quan hệ trong doanh nghiệp, thể hiện ở cách cư xử giữa các thành viên với nhau trong doanh nghiệp, … Do vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng được các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xây dựng nên cách hành xử, ứng xử chung cho toàn nhân viên trong doanh nghiệp thông qua bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp.
Bộ quy tắc ứng xử khi được doanh nghiệp xây dựng sẽ tập hợp những quy tắc, những nguyên tắc, những giá trị, những kỳ vọng của nhân viên cũng như bao gồm cả hành vi và các mối quan hệ mà một doanh nghiệp coi là quan trọng, tin rằng đó là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp lớn trên thế giới
77
như Google, CocaCola, … hay các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Petrolimex, … đều sở hữu một bộ quy tắc ứng xử. Các doanh nghiệp có thể tham khảo rất nhiều các bộ “quy tắc ứng xử” ở các doanh nghiệp để có thể lựa chọn và xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng cho doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với đặc thù, với lĩnh vực hoạt động và với tình hình thực tế riêng của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn kiến tạo, duy trì và quản trị văn hóa ứng xử nơi công cộng có hiệu quả và bền vững thì nhất định phải có một giải pháp mang tính hệ thống, có hiệu lực cao, được cộng đồng chấp nhận một cách tự giác. Việc cư xử trong nội bộ doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển được khả năng cá nhân của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, giúp mọi người gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Đặc biệt, sự phát triển của doanh nghiệp cần gắn liền với việc doanh nghiệp phải chủ động xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ khi đó doanh nghiệp mới có sự phát triển bền vững.
Tất cả các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng nên những nguyên tắc ứng xử trong nội bộ của mình cho phù hợp với văn hóa chung của từng doanh nghiệp. Vì thực tế, vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng, mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng.
Một bộ quy tắc ứng xử được xây dựng tốt sẽ làm rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi và nguyên tắc của một doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng, quản lý con người bằng các quy chuẩn đạo đức và các giá trị văn hóa, liên kết chúng với các văn bản pháp lý có các chế tài xử phạt, và thực tế quy tắc ứng xử kinh doanh trở thành phần quan trọng nhất trong khuôn khổ đạo đức của doanh nghiệp.
Để xây dựng được bộ quy tắc này, doanh nghiệp cần:
+ Xây dựng các tiêu chí đạo đức kinh doanh: Thường được soạn thảo rất kỹ lưỡng, có tác dụng như kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử. Đồng thời, việc xác định tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp định dạng được những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Các tiêu chí này hầu như dựa trên các chuẩn mực như tôn trọng nhân quyền, tôn trọng
78
pháp luật, cam kết quốc tế; tôn trọng, tôn vinh khách hàng; tôn trọng văn hóa của các quốc gia sở tại; coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp; coi trọng vai trò của các thành viên doanh nghiệp; có trách nhiệm với cộng đồng; bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử: Doanh nghiệp cần xác định được các tiêu chuẩn hành vi cũng như những cách thức ngăn chặn các hành vi vi phạm; thực hiện việc phân công lãnh đạo, một số cá nhân có am hiểu về luật, về tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp tham gia xây dựng hoặc giám sát việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử.
+ Triển khai bộ quy tắc ứng xử: Doanh nghiệp phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn toàn thể lãnh đạo và nhân viên áp dụng các tiêu chí, bộ quy tắc ứng xử thông qua các buổi tập huấn, các buổi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nội dung liên quan, kể cả đối tượng là đại diện hoặc đối tác (nếu có thể); Phải nhất quán, kiên trì trong việc triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử; Phải hỗ trợ cán bộ, nhân viên trong việc quán triệt, vận dụng nội dung của các quy tắc ứng xử; Chỉ định cán bộ quản lý chịu trách nhiệm thi hành; Thông báo toàn bộ doanh nghiệp về nghĩa vụ phải nghiên cứu, quán triệt các chuẩn mực cũng như mục đích của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử; Thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và thực hiện báo cáo về các hành vi vi phạm các chuẩn mực được quy định trong bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp.
3.3.1.3 Tăng cường xây dựng các giá trị vật thể trong doanh nghiệp
Thực tế, các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng luôn góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng, hơn nữa các hoạt động xã hội cũng thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Trong xu hướng hội nhập, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các hoạt động như: Thực hiện tốt các phong trào từ thiện; kêu gọi các thành viên trong công ty cùng tham gia các hoạt động quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, đồng bào lũ lụt, học sinh nghèo vượt khó, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, …; Phát động các phong trào giúp đỡ các thành viên trong doanh nghiệp vượt khó; ... Việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng là việc doanh nghiệp thể hiện rõ quan điểm và cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. Vấn đề trách nhiệm xã hội cũng được coi là 1 yếu tố quan trọng giống những yếu tố truyền thống khác như
79
chi phí, chất lượng, … cho nên trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nên được doanh nghiệp lồng ghép vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp, để nó trở thành điều kiện bắt buộc cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Những hoạt động, các sự kiện vui chơi, giải trí cho nhân viên nên được tạo thành nét riêng của doanh nghiệp, muốn vậy phải đảm bảo các yếu tố: (1) được tổ chức định kỳ và đều đặn hàng năm, hàng quý, … với mục tiêu nâng cao tinh thần doanh nghiệp và gây dựng niềm tự hào cho mọi thành viên; (2) cần có sự độc đáo, sáng tạo, khác biệt với doanh nghiệp khác. Có thể nói, tham gia vào các hoạt động tập thể với doanh nghiệp khác là cơ hội để các nhân viên cảm nhận được “bầu không khí gia đình” trong doanh nghiệp, cảm thấy gắn bó hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với các công việc chung.
3.3.1.4 Một số định hướng khác cho doanh nghiệp
Với thời đại của kết nối, của công nghệ thông tin, của rô bốt, của hệ thống điện toán đám mây, … các doanh nghiệp cần ứng dụng chúng trong việc xây dựng hệ thống quản lý, quy trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các quy trình quản lý rất nhiều qua công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại này. Việc số hóa quy trình quản lý, quy trình sản xuất sẽ giúp cho hệ thống quản lý ngày càng nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong nước và cả quốc tế, từng bước hiện đại hóa công nghệ marketing cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời phát huy được sự năng động và sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các công cụ mới trong quá trình hoạt động, giao tiếp, truyền tải thông tin với nhau với đối tác, với khách hàng để cho thấy được sự chủ động và hội nhập.
Những khủng hoảng, những biến động phức tạp như: Ảnh hưởng của đại dịch Vovid-19, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của môi trường, của dịch bệnh, của khủng hoảng kinh tế thế giới, … đã đưa ra một hồi chuông cảnh báo với tất cả các doanh nghiệp trong việc chủ động thích ứng trước bất cứ những thay đổi bất ngờ nào từ thị trường, từ tất cả các yếu tố xung quanh tác động Việc doanh nghiệp có thể chủ động, linh hoạt, nhạy bén để thích ứng trước mọi biến động sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển theo. Trong xu thế hội
80
nhập toàn cầu như hiện nay, để có thể thích ứng tốt doanh nghiệp cần có được tầm nhìn kinh doanh bao quát hơn để có thể đưa ra được mục tiêu và phương châm kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu chung của toàn xã hội. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý là phương châm kinh doanh của doanh nghiệp nên được phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên biết, để nhân viên nắm được tầm nhìn chung của lãnh đạo, của doanh nghiệp, để tất cả có được định hướng chung, có được cái nhìn chung, có được chí hướng chung, từ đó có được sự đồng thuận của toàn thể doanh nghiệp cho việc đạt được mục tiêu chung đó.
Hiện nay, hiện tượng người lao động di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khá phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, lại không hề yêu cầu bản nhận xét của doanh nghiệp cũ, nơi người lao động làm việc trước khi nộp đơn vào doanh nghiệp mới, do đó không hề biết được nguyên nhân và lý do tại sao người lao động lại bỏ việc cũ và tìm kiếm việc mới. Điều này có thể làm nảy sinh vấn đề người lao động coi thường lãnh đạo, xem thường doanh nghiệp nơi mình từng làm, vì nếu không thích thì họ có thể chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc mà không bị ảnh hưởng nhiều từ quá khứ của mình. Ở một số quốc gia khác trên thế giới, khi đi xin việc, người lao động cần có Chứng chỉ nghề nghiệp và Lý lịch công tác, trong đó có nhận xét của tất cả những nơi mà người lao động đã làm việc trước đó, điều này vừa thể hiện được kinh nghiệm làm việc vừa thể hiện được thái độ và đạo đức của người lao động trong quá trình được rèn luyện từ nơi làm việc cũ. Nếu thủ tục này có thể trở thành phổ biến ở Việt Nam thì sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của người lao động trong công việc, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh cho doanh nghiệp. Do vậy, một trong những cách thức khác để giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên và người lao động trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó là: các doanh nghiệp cần liên kết với nhau khi tuyển dụng nhân sự.
Các doanh nghiệp cũng cần có sự thống nhất, đồng bộ, đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp thì mới có thể tạo ra được kết quả hoạt động tốt, đặc biệt là quyết định của lãnh đạo mà được tập thể thống nhất, có được cái nhìn chung, một đích đến chung sẽ là một động lực vô cùng lớn để toàn thể cán bộ nhân viên đạt nhanh mục tiêu chung đề ra. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình
81
theo hướng như là 1 gia đình, thể hiện sự quan tâm, gắn bó, đoàn kết một lòng, cùng hỗ trợ nhau hướng đến một mục tiêu chung của cả tập thể, chính điều đó tạo sự gắn kết chung trong toàn doanh nghiệp. Chính sự tán thành sẽ giúp nhân viên và người lãnh đạo doanh nghiệp có được mối quan hệ tuyệt vời, như anh em trong cùng một nhà, cùng làm việc dưới mái ấm thân thuộc, mang tính nhân văn đầy thiêng liêng. Do đó, mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng, chính nét văn hóa này giúp cải thiện một cách tốt nhất mối quan hệ giữa các thành viên trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới, như trong gia đình, kết quả chính là sự hình thành doanh nghiệp hướng quyền lực và trong đó người lãnh đạo giữ vai trò như người cha, họ sẽ biết việc gì cần làm và họ biết điều gì tốt cho con cái, đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đe dọa, áp lực. Nếu doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, chính sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình sẽ tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Người lãnh đạo cũng phải làm gương, phải có tiếng nói và phải tạo được hình mẫu riêng để tạo dựng được vị thế và uy tín với cấp dưới để cùng nhau hoàn thành chí hướng chung của các doanh nghiệp.
Có những người lao động đã làm việc và gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, hãy lấy họ làm tấm gương phản chiếu những giá trị văn hóa doanh nghiệp qua một khoảng thời gian. Trên thực tế, họ đã có nhiều năm cống hiến, gắn bó và hiểu rõ văn hóa của doanh nghiệp, họ có nhiều kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm và có những câu