Chú trọng xây dựng giá trị con người trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.1 Chú trọng xây dựng giá trị con người trong doanh nghiệp

Theo nội dung tác giả nghiên cứu và đánh giá thì yếu tố con người là giá trị quan trọng và là giá trị cốt lõi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong đó bản thân người lãnh đạo trong doanh nghiệp cần là một tấm gương trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Thực tế rất nhiều những nhà lãnh đạo thành công trên thế giới đã minh chứng cho vấn đề này. Với công tác đối ngoại, người lãnh đạo phải xác định chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Với công tác đối nội, người lãnh đạo phải có trách nhiệm đưa ra các quy định, nguyên tắc làm việc nhằm khuyến khích quá trình sáng tạo của nhân viên. Người lãnh đạo cũng cần có tầm nhìn để đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa trong doanh nghiệp sao cho có thể phát huy các lợi thế của văn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu những giá trị văn hóa học hỏi được từ bên ngoài. Dù bất kỳ trong lĩnh vực nào, người lãnh đạo luôn là người tiên phong trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra để làm động lực gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp.

74

Thực tế hiện nay, việc đánh giá chất lượng ban lãnh đạo trong doanh nghiệp chưa được chú trọng và thường ít doanh nghiệp quan tâm đến nội dung này, đa phần là đánh giá về năng lực, khả năng làm việc, hiệu quả làm việc, … của người lao động, còn các cấp lãnh đạo, đặc biệt là chủ doanh nghiệp thì chưa được đánh giá và phần lớn là cũng chẳng người lao động nào có thể đưa ra đề nghị là có bộ tiêu chí đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp cả. Thế nhưng, với việc hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiêu chí đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư, hợp tác, kết nối làm ăn của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí nó còn quan trọng hơn các chỉ số tài chính cũng như giá trị thực của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và xây dựng bộ quy tắc đánh giá chất lượng ban lãnh đạo cho doanh nghiệp mình. Để làm được điều này cần có sự quyết tâm, sự công minh, sự thẳng thắn, sự cởi mở, sự công bằng và sự làm gương từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các thành viên trong ban lãnh đạo. Khi làm được điều này, doanh nghiệp không những tạo được niềm tin trong lòng nhân viên mà còn tạo được giá trị và sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ kinh doanh, bởi một doanh nghiệp không thể nào mạnh hơn người điều hành doanh nghiệp đó.

Không có một công thức nào để có thể đánh giá được chất lượng ban lãnh đạo của một doanh nghiệp, tùy theo tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể xây dựng 1 khung quy định chung để đánh giá chất lượng ban lãnh đạo, chẳng hạn như:

+ Quyền sở hữu của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong doanh nghiệp. Điều này giúp đánh giá mức độ làm chủ và khả năng quyết định của các thành viên trong ban lãnh đạo.

+ Kế hoạch tăng trưởng doanh nghiệp của ban lãnh đạo trong tương lai. Điều này sẽ giúp đánh giá được “tầm nhìn”, “tài năng” của ban lãnh đạo bởi tăng trưởng bền vững luôn là một trong những thách thức lớn nhất cho bất cứ ai đứng đầu doanh nghiệp. Để làm được điều đó thì ban lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược, phải nhìn thấy tiềm năng, cơ hội quan trọng mà những người khác không nhìn thấy, có như vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới tăng trưởng thuận lợi, thậm chí là có khả năng vượt trội. Ngoài ra cũng cần xét đến sự tự tin của ban lãnh đạo trong việc duy trì

75

tầm nhìn chiến lược (căn cứ trên việc xem xét kế hoạch kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp) cũng như khả năng thay đổi và thích ứng của ban lãnh đạo.

+ Ban lãnh đạo có những kết nối giao dịch lớn với các bên có liên quan, với thành viên gia đình của ban lãnh đạo không? Thông qua nội dung này sẽ giúp đánh giá được ban lãnh đạo có là người lợi ích cá nhân không? có tham lam, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân không? Từ đó đánh giá được mức độ quan tâm và trách nhiệm với doanh nghiệp, với tập thể nhân viên và người lao động, … qua đó có thể đánh giá được phẩm chất và đạo đức của ban lãnh đạo.

+ Lãnh đạo doanh nghiệp có trung thực, thẳng thắn, công bằng và minh bạch? Sự chính trực là một yêu cầu đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi đánh giá một con người. Do vậy, ban lãnh đạo cần phải trung thực khi nói tới các vấn đề của doanh nghiệp, thẳng thắn chia sẻ những mặt thuận lợi, khó khăn chung của doanh nghiệp, mô hình kinh doanh cũng như các chính sách liên quan, …

+ Ban lãnh đạo luôn là những người nói được và làm được. Điều này thể hiện qua việc ban lãnh đạo có thực hiện đúng những lời hứa trong 10 năm gần nhất hay không? Có thể kiểm tra thông qua các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của doanh nghiệp, … Trên thực tế, người lãnh đạo không phải là người nói những lời đao to búa lớn, không phải là người chỉ nói, chỉ hứa suông, mà ban lãnh đạo là người của hành động, vai trò lãnh đạo của họ có thể bắt đầu từ việc đưa ra một tầm nhìn, nhưng việc thực hiện mục tiêu, tầm nhìn đó như thế nào, kết quả của mục tiêu và tầm nhìn đó ra sao, thì lúc đó mới có căn cứ để xác định được thành công của nhà lãnh đạo một cách chuẩn xác.

Giá trị con người, giá trị và chất lượng của người lãnh đạo trong doanh nghiệp quyết định sự thành công trong việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp bởi người lãnh đạo đóng vai trò chủ lực trong xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)