HỌC TẬP, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH MỚI, ĐIỀU KIỆN MỚI PHẢI THEO TẤM GƯƠNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 112 - 115)

ĐIỀU KIỆN MỚI PHẢI THEO TẤM GƯƠNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH.

1. Bối cảnh mới, điều kiện mới

1.1. Đặc điểm của tình hình thế giới hiện nay:

* Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã có bước phát triển nhảy vọt, dẫn tới những thay đổi to lớn:

- Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ mà hai đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

- Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối.

- Trong cuộc cạnh tranh để phát triển, xu hướng liên kết, hợp tác đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều cấp độ trên nhiều lĩnh vực giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.

* Cục diện chính trị thế giới có sự thay đổi căn bản.

- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.

- Các quốc gia đang phát triển đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình, chống lại sự can thiệp, áp đặt và xâm lược từ bên ngoài.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang tiếp tục tự điều chỉnh, còn có khả năng phát triển nhất định do nắm và tận dụng được các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, song vẫn không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn cơ bản vốn có.

Như vậy, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới, biểu hiện dưới những hình thái và mức độ khác nhau, vẫn tồn tại, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, lúc hoà hoãn, lúc gay gắt. Lịch sử thế giới đã, đang và sẽ còn trải qua những bước quanh co, song loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.

* Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn đang còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tính chất phức tạp ngày càng tăng. Cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình và phát triển, vì độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội vẫn tiếp tục phát triển.

1.2. Tình hình Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới.

- Đường lối đổi mới của Đảng ta: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại: “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”1.

- Đánh giá tổng quát: Những thành tựu to lớn và quan trọng... làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên rất nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường... Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường - phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ hội lớn.

Đồng thời, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ (chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tụt hậu xa hơn về kinh tế; quan liêu, tham nhũng; diễn biến hoà bình) đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 119 119

gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; Việt Nam vẫn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chúng ta là nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, vững vàng trước biến động quốc tế.

Tóm lại, chúng ta đứng trước một tình hình có thuận lợi và có khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Trong điều kiện đó, chúng ta phải vận dụng tư tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nắm lấy vận hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức.

2. Mấy quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận

- Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn

+ Nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội (nắm cái chung, toàn cục).

+ Vận dụng lý luận và thực tiễn chung ấy vào điều kiện cụ thể của đất nước. + Làm rõ quy luật, tiếp tục khái quát lý luận và phát hiện quy luật đặc thù, trên cơ sở đó định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể, thích hợp với điều kiện Việt Nam và bối cảnh quốc tế.

- Quan điểm lịch sử - cụ thể:

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không phải ở câu chữ mà ở tinh thần cơ bản, ở nội dung cốt lõi, đích thực được thể hiện nhất quán trong tư tưởng và cuộc đời của Người.

+ Nhận thức hay vận dụng câu nói của Hồ Chí Minh phải đặt trong bối cảnh cụ thể: nói với ai, nhằm mục đích gì, do hoàn cảnh nào mà nói như vậy để hiểu được ý nghĩa đích thực của nó, không suy diễn làm sai lệch quan điểm, tư tưởng của Người.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, nên cũng chịu sự chế ước của điều kiện lịch sử cụ thể.

- Quan điểm toàn diện và hệ thống:

+ Toàn diện: Yêu cầu xem xét mọi mặt đời sống xã hội; quá khứ - hiện tại - tương lai; truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; cá nhân, tập thể, cộng đồng; thời, thế, lực; thiên thời, địa lợi, nhân hoà; nhận thức, tư tưởng, tình cảm; đức và tài; lý luận và thực tiễn; nói và làm...

+ Hệ thống, nhất quán: đặt các yếu tố trong hệ thống, các tư tưởng cụ thể đều xuất phát và phục vụ cho mục tiêu, hạt nhân cốt lõi: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 112 - 115)