Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 45 - 47)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam.

- Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ.

Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, và xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Việt Nam sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Về thực chất đây là loại hình quá độ gián tiếp đã được Lênin luận giải bước đầu. Theo Hồ Chí Minh trong khi thực hiện thời kỳ quá độ cần đặc biệt lưu ý:

+ Có hai phương thức quá độ chủ yếu: quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam thực hiện quá độ gián tiếp.

+ Cần nhận thức rõ tính qui luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà phát triển theo con đường khác nhau.

Mác chủ yếu đề cập đến loại hình thứ nhất. Lênin đề cập cả hai loại hình. Nhưng loại hình thứ hai chỉ nêu lên ở dạng khái quát, có tính định hướng. Hồ Chí Minh đã kiến giải phương thức quá độ gián tiếp cụ thể tại một nước chậm phát triển đi

lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam về: con đường, hình thức, bước đi và cách làm cho phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hoá-xã hội Việt Nam.

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là:

+ Về chính trị, Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới không bắt đầu

bằng một cuộc đảo lộn chính trị giành chính quyền.

Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền chuyên chính dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức đã được củng cố vững chắc. Từ chế độ dân chủ nhân dân, Việt Nam tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm chính trị này được Hồ Chí Minh hết sức lưu ý, luận chứng đầy đủ.

+ Về kinh tế, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh giải thích rõ đặc điểm này: Đế quốc Pháp để lại cho ta một nền kinh tế qùe quặt, nghèo nàn. Trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật vô cùng lạc hậu. Công nghiệp nhỏ bé và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp lại bị tàn phá nặng nề trong nhiều năm chiến tranh. Do vậy, nhiều khó khăn, mâu thuẫn ta cần phải giải quyết là tìm con đường và những hình thức phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam, không được nóng vội, chủ quan, duy ý chí.

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hoà bình vừa có chiến tranh, thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng, vừa tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và vừa tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi. Chủ nghĩa xã hội đã thành công ở nhiều nước, chúng ta nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiều mặt từ bên ngoài theo tinh thần quốc tế vô sản chân chính. Nhưng mặt khác lại luôn luôn bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tìm cách phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đồng thời phải biết tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Những đặc điểm trên quy định bản chất và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

Là thời kỳ đấu tranh giai cấp quyết liệt, thể hiện tập trung ở quá trình biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn, hiện đại. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới, xác lập các tiền đề vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh tổng hợp của chế độ xã hội mới. Sự nghiệp phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới. Trong thời kỳ quá độ phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh với những nội dung mới cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chống các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.

- Về độ dài của thời kì quá độ.

Lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng dự đoán “chắc sẽ đòi hỏi ba, bốn kế hoạch dài hạn, nếu nhân dân ta cố gắng thì có thể rút ngắn hơn”. Nhưng quan niệm này, chỉ sau đó ít lâu đã được Hồ Chí Minh điều chỉnh lại. Người xác định, đây là thời kì lịch sử lâu dài, đầy khó khăn vì mâu thuẫn của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới có kinh tế công nghiêp, nông nghiệp hiện đại, có văn hóa, khoa học tiên tiến với thực trạng nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, đồng thời phải thường xuyên đối phó với các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.

Người nói: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất”1 là vì phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xây dựng lực lượng sản xuất mới; xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột.

- Tính chất phức tạp, khó khăn, lâu dài, tuần tự của thời kỳ quá độ được Hồ Chí Minh luận giải trên các phương diện:

+ Là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội. Vì vậy phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn khác nhau.

+ Là sự nghiệp còn hết sức mới mẻ, Đảng và Nhà nước ta chưa có kinh nghiệm nên khó tránh khỏi vấp váp, khó khăn. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn phức tạp hơn là đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.

+ Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, những khó khăn phức tạp, lâu dài của công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan, vừa bắt nguồn từ những nhân tố chủ quan. Từ việc chỉ rõ tính chất của thời kỳ quá độ, Hồ Chí

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 45 - 47)