I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3 Lênin Những người bạn dân là thế nào (1894)
Thứ ba: Nói đến phong trào yêu nước, phải kể đến phong trào của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản. Chính họ là lực lượng đóng vai trò không nhỏ thúc đẩy toàn bộ phong trào yêu nước phát triển mạnh từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX. Khi được chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi, khi được phong trào công nhân tác động, nhiều tổ chức yêu nước, hoặc nhiều cá nhân của các tổ chức yêu nước đó chuyển sang lập trường của giai cấp vô sản. Thực tế ở Việt Nam, nhiều trí thức, tiểu tư sản đã giác ngộ, trở thành những người cộng sản.
Như vậy, từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thì sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Ý nghĩa của luận điểm trên:
Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam không những có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế, nhất là đối với những nước có hoàn cảnh tương tự Việt Nam:
- Với cách mạng Việt Nam, quan điểm trên đây có ý nghĩa đối với chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong các thời kỳ cách mạng của Đảng; đối với việc xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh công, nông, trí thức; đối với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam; đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng - giai cấp - dân tộc cả trong cách mạng dân tộc dân chủ và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việc kiên trì quan điểm về mối quan hệ khăng khít giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam là cơ sở để giải quyết thành công vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Điều đó giúp Đảng Cộng sản Việt Nam khắc phục được khuyết điểm biệt phái, "tả" khuynh để tập hợp lực lượng toàn dân tham gia vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc.
- Đối với những nước có hoàn cảnh lịch sử như Việt Nam, luận điểm trên của Hồ Chí Minh có ý nghĩa tham khảo cho các Đảng Cộng sản nhìn nhận rõ hơn vị trí, vai trò của các lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh cách mạng
3. Đảng Cộng sản Việt Nam - "Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời làĐảng của dân tộc Việt Nam" Đảng của dân tộc Việt Nam"
Theo Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam vì quyền lợi cơ bản của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là thống nhất. "Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam".
Quan điểm này của Người không làm xóa nhòa bản chất giai cấp công nhân của Đảng và cũng không rơi vào quan điểm "đảng toàn dân", mà đây là một sự khẳng định bản chất giai cấp công nhân và tính chất quần chúng của Đảng. Đảng có vinh dự và trách nhiệm lớn lao “Đảng của dân tộc Việt Nam” nghĩa là Đảng phải làm sao cho mỗi người Việt Nam yêu nước luôn tự hào là Đảng của mình.
- Mục đích của Đảng là: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản", "Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ đế quốc tư bản chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản".
Như vậy, theo Hồ Chí Minh: ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu chậm phát triển như Việt Nam, giai cấp công nhân còn ít về số lượng, thì cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là giai cấp công nhân mà còn là cả nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là một luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản.
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh và đã khẳng định trong Cương lĩnh chính trị tại Đại hội VII: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc".