Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 91 - 92)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.

1. Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng.

- Vị trí đạo đức: “đạo đức là cái gốc của người cách mạng”

+ Đối với mỗi người, đặc biệt đối với người cách mạng, đạo đức là nền tảng,

giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối.

Hồ Chí Minh nói: đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi con người, mỗi thế hệ, của cả dân tộc.

Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong mọi mặt hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh mình, thể hiện trong công việc và thể hiện ngay cả đối với bản thân. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là

công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.

+ Theo quan điểm Hồ Chí Minh: đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể thiếu một mặt nào thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 1959, Người nói với đội ngũ giáo viên: “Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ thì dạy thế nào?”1

Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không thể vươn lên được thì đối với ai tài hơn mình, phải sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Đó chính là ý nghĩa của lấy đức làm gốc.

- Vai trò của đạo đức ở người cách mạng: là động lực và là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức, không coi sức mạnh đạo đức là duy nhất trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người không bao giờ đặt hy vọng vào “lòng tốt” của các giai cấp bóc lột, không cho rằng chỉ cần mọi người tu nhân tích đức là đất nước sẽ độc lập, người dân sẽ tự do, hạnh phúc. Phải bằng cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới được mục tiêu đó.

Chính vì vai trò to lớn của đạo đức mà cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Tùy theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu, rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng to lớn hơn của sự nghiệp cách mạng.

Đường Kách mệnh là cuốn sách đầu tiên tuyên truyền trực tiếp về chủ nghĩa

Mác -Lênin cho lớp thanh niên cách mạng ưu tú nhất thời đó. Mở đầu cuốn sách là bài viết về Tư cách một người cách mệnh. Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Và khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w