II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
a. Thế nào là nhà nước của dân?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất “của dân” của nhà nước biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất: Nhà nước của toàn thể nhân dân Việt Nam. Quyền lực chính trị
thuộc về tất cả nhân dân. "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (điều thứ nhất và điều thứ 32 - Hiến pháp 1946 ).
- Thứ hai: Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. “Nhân dân có quyền bãi
miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”2.
Trong Nhà nước mới, nhân dân ở vị trí tối thượng và quyền của vị trí đó được bảo đảm trong thực tế, chứ không chỉ trên lời nói. Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực xây dựng các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra chỉ là người được uỷ quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân. Vì vậy, “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân”.
- Thứ ba: Trong nhà nước “của dân”, người dân được hưởng mọi quyền dân
chủ và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
Như vậy, trong nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có vị thế là chủ. Chủ thể của quyền lực nhà nước là nhân dân.
1 Sdd, H.2000, T.5, tr.689