Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 40 - 42)

1 HCM, Sđd, T.10, tr.310

+ Con người với những phẩm chất: có tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cách mạng, có kiến thức khoa học - kỹ thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

+ Con người là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, điều theo Hồ Chí Minh là phải nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả các động lực của chủ nghĩa xã hội.

b. Các động lực của chủ nghĩa xã hội:

Động lực là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động của con người.

Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú. Xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng đều phải thông qua con người, do đó bao trùm lên tất cả vẫn là động lực con người – con người trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân.

- Động lực con ngườitrên bình diện cộng đồng:

Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, địa chủ yêu nước, giai cấp tư sản dân tộc… các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài… Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất nước.

- Động lực con ngườitrên bình diện cá nhân.

Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của cá nhân, thông qua sức mạnh của từng cá nhân. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh của cộng đồng, phải tìm ra các biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân.

* Biện pháp khai thác tối đa động lực con người trên bình diện cộng đồng và bình diện cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Tác động vào nhu cầu và lợi ích kinh tế của con người.

Coi trọng tác dụng của các đòn bẩy kinh tế. Thời Hồ Chí Minh - vật chất chưa có sức kích thích hàng đầu như trong cơ chế thị trường hiện nay, nhưng Người đã nhìn thấy cơ chế nhu cầu - lợi ích và thực hiện trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: ruộng đất cho dân cày, nhà máy cho công nhân...

+ Tác động vào khía cạnh chính trị - tinh thần của con người.

Hồ Chí Minh rất thành công trong việc tác động vào khía cạnh chính trị - tinh thần của con người.

+ Xây dựng và cổ vũ cho lý tưởng cách mạng cao cả của người cách mạng. Sự phấn đấu quên mình trong kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của nhiều thế hệ người Việt Nam là một minh chứng.

+ Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của lao động: quyền chủ sở hữu; chủ quá trình phân phối; phát huy ý thức, tâm lý làm chủ, tự lo toan gánh vác, không ỷ lại, biết quản lý...

+ Thực hiện công bằng xã hội: không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng; công bằng không có nghĩa là cào bằng, làm triệt tiêu động lực kinh tế, xã hội; tránh do thiếu công bằng dẫn đến bùng nổ những xung đột xã hội.

+ Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: văn hoá, đạo đức, pháp luật… như: phát triển dân trí, ràng buộc quan hệ pháp lý- đạo đức, nhu cầu hướng thượng.

- Ngoài ra, trong hệ thống các động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế, chính sách của Nhà nước, vai trò của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, kinh nghiệm và sự ủng hộ của quốc tế, khoa học, kỹ thuật… như là những động lực quan trọng.

- Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH + Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

+ Đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. + Chống mất đoàn kết, vô kỉ luật

+ Chống bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu tiếp thu cái mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 40 - 42)