II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH.
4 Sdd, H.2000, T., tr
trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi, tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam”1 và “Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau”2.
- Trân trọng sinh mệnh con người.
Yêu hoà bình, làm tất cả những gì có thể làm được để tránh chiến tranh. Song, nếu không thể khác, phải chấp nhận chiến tranh để có hoà bình thực sự trong độc lập dân tộc, tự do cho con người.
Hết sức thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa: chuẩn bị kỹ càng mọi mặt, chớp thời cơ để hạn chế mức thấp nhất sự hy sinh và chắc chắn thắng lợi.
Hết sức chủ động, tích cực chuẩn bị cho sự phát triển của cách mạng, chủ động thúc đẩy tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng.
Tranh thủ khả năng hoà bình để tổn thất ít xương máu nhất cho đồng bào và cho cả binh lính các nước xâm lược.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã sử dụng sức mạnh chính trị của nhân dân là chính. Trong lịch sử thế giới, đây là một cuộc cách mạng giành được thắng lợi mà hầu như không có đổ máu.
- Niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người
Hồ Chí Minh tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của con người. Tin rằng ở mỗi con người đều có ít nhiều phần tốt đẹp trong mình, “nhân vô thập toàn”. Hồ Chí Minh tin nhân dân lao động có đầy đủ khả năng cứu nước, tự cứu mình; tin họ có đầy đủ khả năng xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Vấn đề là phải biết khơi dậy, nâng niu, bồi dưỡng, tổ chức. Người nói: Con người là vốn quý nhất! Con người được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo đúng đắn sẽ tạo ra tất cả.
Cơ sở khoa học để Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào đồng bào mình:
* Truyền thống lịch sử của dân tộc và của con người Việt Nam, sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn - sức mạnh dân tộc.
* Vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam - sức mạnh giai cấp.
Hai sức mạnh đó khi được gắn bó, thống nhất lại sẽ trở thành sức mạnh vô địch.