Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 29 - 30)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.

3.Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.

minh công - nông.

Vấn đề lực lượng cách mạng là do mục tiêu và đối tượng của cuộc cách mạng quy định.

Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là giành lại độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân. Do đó, đây là việc chung của cả dân tộc: sĩ, nông, công, thương... được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Đối tượng của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là bọn đế quốc và địa chủ phong kiến tay sai.

Lực lượng cách mạng là tất cả những người Việt Nam yêu nước không kể họ thuộc thành phần giai cấp, tầng lớp nào. Trong đó giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội, thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội, Hồ Chí Minh đã luận giải vai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp tham gia cách mạng.

Giai cấp công nhân: do gắn với phương thức sản xuất công nghiệp và được trang bị hệ tư tưởng tiên tiến nhất nên giai cấp công nhân có tính kỷ luật cao và tinh thần cách mạng triệt để, là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân: chiếm đại đa số trong dân cư, bị áp bức bóc lột nặng nề, có tinh thần yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân trở thành lực lượng cơ bản của cách mạng.

Bộ phận địa chủ yêu nước, tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Từ cách nhìn lịch sử cụ thể về thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đánh giá họ đều có tinh thần dân tộc.

Người phân tích: “… Về phía bọn chủ, không có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả thôi.

Cho nên, nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa. Nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc…. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được”1; “chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”2. Vì vậy, “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, … để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập…”3

Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tính không triệt để trong cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc, cần hạn chế mặt tiêu cực của họ đối với phong trào cách mạng của quần chúng, chú ý tranh thủ mặt tích cực của họ, hoặc làm cho họ đứng trung lập. Với tầng

1 Hồ Chí Minh, Sđd, T.1, tr.464

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 29 - 30)