TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 37 - 39)

VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

(06: 04-02 tiết)

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh được xác định ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX.

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨAXÃ HỘI XÃ HỘI

1. Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam Nam

Hồ Chí Minh tiếp cận và tiếp thu về chủ nghĩa xã hội ở những khía cạnh sau:

- Từ lập trườmg yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc: Hồ Chí Minh tìm

thấy trong học thuyết của Mác-Lênin con đường chân chính để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, thực sự mang lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc.

- Từ phương diện đạo đức:

+ Là chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội;

+ Tôn trọng con người, chăm lo đến lợi ích, nhu cầu của cá nhân, đề cao năng lực của cá nhân. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không vì thế mà phủ nhận, xem nhẹ vai trò cá nhân.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, là kẻ thù nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa đối lập với tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân nhưng lại phải ra sức chăm lo phát triển cá nhân. Cái gì thuộc về cá nhân mà không trái với lợi ích chung của xã hội thì không phải là xấu, cần phải vun trồng cho cá nhân phát triển.

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao của đạo đức: giải phóng con người - người lao động, vì ấm no, hạnh phúc của con người.

- Từ phương diện văn hoá: chủ nghĩa xã hội mang bản chất nhân văn và văn

đặc biệt chú trọng xây dựng con người phát triển toàn diện, tình người, mối quan hệ nhân văn giữa người với người...

Tóm lại, tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được quyết định bởi quan điểm duy vật lịch sử của Mác, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tiếp thu những quan điểm của các tác giả kinh điển về mục tiêu và bản chất của CNXH. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh:

- Chủ nghĩa xã hội là phong trào lịch sử mang tính chính trị - xã hội,

- Bản chất của chủ nghĩa xã hội là nhân văn và văn hoá, là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người,

- Chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân văn, đạo đức, văn hoá, biểu hiện một lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới.

Từ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩaxã hội. xã hội.

* Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội theo các nhà kinh điển:

- Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất phát triển.

- Nền sản xuất ngày càng hiện đại, tạo ra năng xuất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản.

- Thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực hưởng theo lao động”- sự công bằng và bình đẳng về lao động và hưởng thụ.

- Khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa các giai cấp, giữa nông thôn - thành thị, giữa lao động chân tay - trí óc; tiến tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai cấp.

- Con người được tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, phát huy tính tích cực của mỗi người trong cuộc xây dựng xã hội mới và lối sống mới.

- Chức năng chính trị của nhà nước sẽ dần dần tiêu vong cùng với sự định hình, hoàn thiện của những đặc trưng về kinh tế, văn hoá, xã hội của chủ nghĩa xã hội..

Tóm lại, các nhà kinh điển bằng những phân tích khoa học đã vạch ra phương hướng phát triển chủ yếu của mọi lĩnh vực của chủ nghĩa xã hội nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với chủ nghĩa tư bản.

* Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội với các đặc trưng bản chất sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về chính trị: Do nhân dân làm chủ. Nhà nước của dân, do dân, vì dân; phát huy quyền làm chủ, tính tích cực, sáng tạo, chủ động... của nhân dân

- Về kinh tế: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Về văn hoá và đạo đức: Phát triển cao về mặt văn hoá, đạo đức; con người được giải phóng khỏi ách áp bức; phát triển khả năng tiềm tàng trong mỗi con người.

- Về quan hệ xã hội: Bình đẳng trong quan hệ giữa con người với con người và giữa các dân tộc; Công bằng, hợp lý với nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một quan niệm khoa học, toàn diện, hệ thống trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời bổ sung một số đặc trưng phản ánh truyền thống, đặc điểm của Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn

minh. Để giữ vững được độc lập, tự chủ, để bảo đảm cho nhân dân có cuộc sống tự

do, ấm no, hạnh phúc Việt Nam không có con đường nào khác là phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.

Bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh sau khi được nhận thức đều trở thành những mục tiêu cơ bản cần đạt tới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a. Mục tiêu cơ bản:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 37 - 39)