II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH.
1 Sdd, H.996, T.7, tr
Hồ Chí Minh nhìn con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào, gia đình, nhà trường...), đa dạng trong tính cách, khát vọng, đa dạng trong phẩm chất và khả năng... Thông qua lòng khoan dung văn hóa mà thức tỉnh con người, đem lại cho con người sự nảy nở nhu cầu ngày càng tốt đẹp, quyết tâm từ bỏ cái xấu, vượt lên những hạn chế, yếu kém của mình, bồi dưỡng nhân tính, hoàn thiện nhân cách, thúc đẩy sự hướng thiện, tạo ra đời sống tinh thần phong phú cho cộng đồng, sự hài hòa cá nhân và xã hội... Đó là cách thức đem Tình Người tác động tới con người.
Giải quyết mối quan hệ đa dạng của con người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải xuất phát từ mục tiêu thực tế và tiến bộ xã hội, xuất phát từ tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người.
- Ý chí đấu tranh giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người.
Hồ Chí Minh dành cả cuộc đời đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người, đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của nhân dân bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm. Lẽ sống của Người: Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Người chăm lo cho dân tộc, cho tất cả quần chúng nhân dân với tất cả tâm hồn, sức lực, trí tuệ. Điều này biểu hiện trong suốt quá trình tìm đường cứu nước, tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện, tổ chức nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, khắc phục nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.
Suốt đời Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người (quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc), cho nhân dân có cuộc sống xứng đáng cuộc sống của con người cả về vật chất, và đặc biệt cả về đời sống tinh thần.