Hồ Chí Minh, Toàn tập, H.995, T., tr

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 27 - 28)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.

1Hồ Chí Minh, Toàn tập, H.995, T., tr

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, H.1995, T.2, tr.270;

trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”2, vì vậy “mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu tính cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”3

Từ những đánh giá trên, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng Việt Nam không thể đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là đã thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự. Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức giúp công, nông các nước và dân bị áp bức, các thuộc địa làm cách mạng để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới…1 .

- Cơ sở lý luận:

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đã “nhấn mạnh và nhận thức hết tầm quan trọng to lớn của việc giải quyết một cách đúng đắn vấn đề thuộc địa đối với cách mạng thế giới”2, và chỉ ra con đường đi tới thắng lợi hoàn toàn của cách mạng ở thuộc địa.

Tóm lại, trên cơ sở thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới, cùng với sự

giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định chân lý: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản.

* Nội dung cơ bản của cách mạng vô sản ở Việt Nam.

Khái niệm con đường cách mạng vô sản là khái niệm chung. Có cách mạng vô sản ở các nước tư bản phát triển, có cách mạng vô sản ở các nước tư bản ở mức phát triển trung bình hoặc thấp. Còn con đường cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, nơi mà dân cư tuyệt đại đa số là nông dân và giai cấp công nhân còn rất nhỏ bé thì có gì chung và khác biệt? Hồ Chí Minh xác định nội dung cơ bản của cách mạng vô sản ở Việt Nam là: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc – dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (tức cách mạng xã hội chủ nghĩa)3.

* Giá trị lịch sử của quan điểm trên:

- Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cách mạng trong suốt những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Xác định được đường đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 27 - 28)