Sdd, H.000, T.4, tr

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 103 - 104)

II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH.

2 Sdd, H.000, T.4, tr

Trong việc “trồng người”, Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc kết hợp giáo dục đạo đức và tri thức cho học sinh, trong đó đạo đức là cái gốc cho sự phát triển nhân cách của con người và xã hội. Trong giáo dục cần bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức. Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả mọi người không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Đối với thế hệ trẻ, trong qúa trình giáo dục phải bồi dưỡng cho họ tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu bạn bè, anh em ruột thịt, đồng chí, yêu thầy cô giáo, hình thành lối sống thật thà, khiêm tốn, trung thực, giản dị, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ giữa người với người theo lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Người cho rằng không có cuộc cách mạng nào có thể thắng lợi nếu nó không chuẩn bị, đào tạo được một lớp chiến sĩ tiên phong, có đầy đủ cả đạo đức và tài năng, dẫn dắt quần chúng thay chế độ cũ, xây dựng xã hội mới. Người nói: “giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản... thì còn làm nổi việc gì”1.

Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần nhưng đồng thời con người cũng là sản phẩm của hoàn cảnh. Muốn hình thành bản chất con người phải có một quá trình lâu dài thông qua giáo dục - đào tạo, thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, những con người của xã hội văn minh, giàu tính nhân đạo, nhân văn.

Hồ Chí Minh đòi hỏi chăm lo bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người: sự thống nhất Trí, Nhân, Dũng. Đồng thời đòi hỏi sự phấn đấu vươn lên của mỗi người, phải trở thành chủ thể của quá trình xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, dám tự lựa chọn, tự quyết định, tự biểu hiện, tự đánh giá, tự phê phán... khẳng định chính mình, tự chịu trách nhiệm về bản thân.

Hồ Chí Minh không bàn về chủ nghĩa nhân văn nhưng tư tưởng và cuộc đời Người sâu đậm bản chất nhân văn. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng nhân văn cộng sản: giải quyết vấn đề tự do, hạnh phúc của con người, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân và tất cả các cá nhân. Trên cơ sở đó, Người đã đưa ra câu trả lời cần phải làm gì và làm như thế nào cho nhân dân Việt Nam đi tới tự do, hạnh phúc.

Vấn đề giải phóng người lao động Việt Nam khỏi áp bức bất công là biểu hiện tập trung nhất, sinh động nhất, sâu sắc nhất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 ppt (Trang 103 - 104)