II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
a. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ
- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ:
Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN cần một thời kỳ quá độ là vì:
Thứ nhất, xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa là hai xã hội khác nhau một cách căn bản. Xã hội xã hội chủ nghĩa không tự phát nảy sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa và nó cũng không thể trở thành chủ nghĩa xã hội ngay lập tức khi giai cấp công nhân giành được chính quyền mà nó là kết quả của một quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
Thứ hai, Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, chưa từng có trong lịch sử. Do vậy cần phải có một thời kỳ quá độ để thay đổi những yếu tố tư bản chủ nghĩa thành các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, thời kỳ quá độ là tất yếu đối với tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng thời gian quá độ dài ngắn, mức độ khó khăn, phức tạp ít hay nhiều tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước.
- Các hình thức quá độ:
C.Mác và F.Ăngghen nói về hình thức quá độ từ các nước tư bản phát triển cao. Ở đó cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đã được chủ nghĩa tư bản chuẩn bị tương đối đầy đủ, đó là hình thức quá độ trực tiếp.
V.I. Lênin vận dụng lý luận về thời kỳ quá độ của C.Mác và F.Ăngghen, xuất phát từ tình hình nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười (1917), Lênin đã nêu luận điểm về hai loại hình quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội. Sự đan xen giữa yếu tố cũ và mới trong tất cả các lĩnh vực. “Danh từ quá độ có nghĩa là gì ? vận dụng vào kinh tế, có phải nó nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa không? bất cứ ai cũng thừa nhận là có”1. Đặc biệt là về chính trị. Các Mác cho rằng : “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ