II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1 Sdd,H.995, T.6, tr
chặt chẽ với nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” (điều 8).
Để có được nhà nước vì dân phải có điều kiện tiên quyết: nhà nước của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được.
Nhà nước vì dân biểu hiện ở những nội dung sau: - Về yêu cầu thiết chế tổ chức:
+ Đó là bộ máy mà nhân dân thực hiện được quyền lực của mình; bộ máy đó lo cho dân, lấy việc đưa lại quyền lợi ngày càng cao cho nhân dân làm nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của mình.
Nhà nước đó, “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”1.
+ Đó là nhà nước phải kiên quyết chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực khác để giữ cho bộ máy trong sạch.
- Về đội ngũ cán bộ nhà nước:
+ Là đày tớ cho nhân dân, công bộc của dân: phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...
+ Đồng thời là người lãnh đạo nhân dân; phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài... Như vậy để là người thay mặt nhân dân phải gồm cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.
Cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của dân - người phục vụ
chung của xã hội. Như vậy, mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân là mối quan hệ giữa
công bộc của nhân dân và người chủ nhà nước là nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý đầy đủ hai nhiệm vụ, hai chức năng của người cán bộ trong nhà nước mới. Trong Di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Những nguyên tắc của một nhà nước vì dân được thực hiện một cách kiên trì và nhất quán trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh. Người là một vị Chủ tịch hoàn toàn vì dân.