II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH.
2 Sdd, H.000, T.5, tr
Bên cạnh việc nhận thức sâu sắc, đầy đủ sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh chú ý đến những hạn chế của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội, Người chủ trương phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, thường xuyên, giúp cho con người phát huy bản chất tốt đẹp, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm, không ngừng hoàn thiện đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ mà cách mạng đòi hỏi.
- Tôn trọng nhân cách con người, kính trọng nhân dân
Ý thức và sự kính trọng nhân dân ở Hồ Chí Minh được biểu thị sâu sắc qua hoạt động hàng ngày của Người. Ở đỉnh cao nhất của quyền lực, lại có uy tín tuyệt đối, Hồ Chí Minh vẫn không bao giờ áp đặt ý kiến của mình buộc cấp dưới phải tuân theo. Người chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, của cán bộ, chắt lọc từ các ý kiến ấy những điểm đúng, Người nghiêm túc trả lời những thư mà Người nhận được, Người rất trân trọng thành tích chiến đấu và lao động của nhân dân, dù là những “việc tốt” nhỏ nhất của những người bình thường nhất. Người tin tưởng tuyệt đối vào trí tuệ nhân dân. Người khẳng định: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi”1. Người tin rằng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng tận, dù việc khó khăn đến đâu nhân dân cũng có thể lo liệu được. Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy có thể xoay trời chuyển đất. Lòng kính trọng nhân dân của Hồ Chí Minh còn được biểu thị ở việc đòi hỏi đảng viên, cán bộ phải thành khẩn tự phê bình trước nhân dân và khuyến khích nhân dân phê bình mình.... Nhìn tổng quát, lòng kính trọng ấy biểu hiện sự tin tưởng nhân dân, tin ở sự vĩ đại của nhân dân.
Hồ Chí Minh coi việc giữ lời hứa với nhân dân là một trong những biểu hiện của thái độ kính trọng nhân dân. Không giữ lời hứa là tự làm xói mòn lòng tin yêu của nhân dân đối với bản thân cán bộ, đối với Đảng, Nhà nước. Bệnh hình thức chủ nghĩa, làm qua loa chiếu lệ là một trong những biểu hiện của việc không giữ lời hứa, coi thường nhân dân mà hậu quả của nó không gì khác hơn là làm mất lòng tin của nhân dân.
Yêu cầu kính trọng nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của quần chúng. Vì vậy, khi xây dựng chủ trương, chính sách phải trên cơ sở “tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”2.
+ Sự khoan dung rộng lớn của Hồ Chí Minh đối với con người.