II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH.
b. Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng.
Với Hồ Chí Minh con người là mục tiêu của cách mạng. Mục tiêu đó là: con
người phải được sống tự do, hạnh phúc và được phát triển toàn diện. Để thực hiện
được mục tiêu, con người là động lực quan trọng nhất. Con người chỉ là động lực khi động lực ấy gắn liền với mục tiêu, góp phần thực hiện mục tiêu.
Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu phát huy được sức mạnh của nhân dân; và thắng lợi ấy chỉ bền vững khi sức dân được phục vụ cho lợi ích chân chính của nhân dân. Lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra; có dân là có tất cả
Sử dụng sức mạnh của nhân dân vì lợi ích của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đem lại những lợi ích chính trị, kinh tế cho nhân dân, mà còn đem lại cuộc sống tinh thần phong phú lành mạnh. Quần chúng nhân dân không chỉ đơn thuần là đối tượng giải phóng, mục đích giải phóng mà họ còn phải đồng thời là chủ thể giải phóng. Họ cần được tôi luyện, thử thách và trưởng thành trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi của chính mình. Nhờ đó, họ “tự sinh ra mình”. Sử dụng sức mạnh của nhân dân vì lợi ích của nhân dân là biểu hiện tập trung của tư tưởng: “Tất cả vì con người, do con người”, “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng”
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khi coi con người là mục tiêu của cách mạng, thì mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân