CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI
3.1. Tổng quan về ngân hàng Kỹ thƣơng Việt Nam – chi nhánh Thăng Long
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua
Hoạt động cơ bản của ngân hàng hiện đại ngày nay luôn gắn liền với hai nghiệp vụ kinh doanh chính. Đó là nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn) và nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay). Hai nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM. Nhận thức đƣợc điều đó, chi nhánh Techcombank Thăng Long đã vƣợt qua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí vƣơn lên, không ngừng đổi mới tăng cƣờng các biện pháp mở rộng kinh doanh với phƣơng châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng, nên trong thời gian qua Techcombank Thăng Long đã đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn năm 2012 – 2015 tại Techcombank Thăng Long
Đơn vị tính: triệu Đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động 1.382.414 1.771.734 2.072.779 2.487.334 - Các tổ chức kinh tế 276.482 478.368 538.922 686.046 - Dân cƣ 843.272 1.116.192 1.347.306 1.589.821 - Các TCTD 262.660 177.174 186.551 211.467
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 – 2015 của Techcombank Thăng Long)
Hoạt động huy động vốn chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là cơ sở duy trì các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hiểu đƣợc triết lý đó, Techcombank Thăng Long luôn luôn đề cao, chú trọng phát triển mảng huy động. Trong giai đoạn 2012 - 2015, nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, hệ thống tài chính của nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, một số ngân hàng đã mất khả năng thanh toán và rơi vào trạng thái bị NHNN kiểm soát. Tuy nhiên, Techcombank Thăng Long trong giai đoạn này lại khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng tài chính và thu hút đƣợc lƣợng lớn tiền gửi trong
nền kinh tế. Nắm bắt tốt phƣơng châm mà ngân hàng luôn đề ra, Techcombank Thăng Long cũng luôn đề cao hoạt động huy động nguồn vốn, lấy hoạt động huy động vốn là kim chỉ nam trong đƣờng lối phát triển của chi nhánh, là tiền đề để phát triển các hoạt động kinh doanh khác.
Tổng nguồn vốn mà NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam – chi nhánh Thăng Long huy động qua các năm đƣợc thể hiện qua biểu đồ 3.3.
Đơn vị tính: triệu Đồng 1.382.414 1.771.734 2.072.779 2.487.334 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2012 2013 2014 2015
Cơ cấu vốn huy động từ 2012 - 2015 tại Techcombank Thăng Long
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu huy động vốn của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 – 2015
Qua biểu đồ, ta thấy lƣợng vốn mà Techcombank Thăng Long huy động đƣợc đều tăng lên qua các năm và tăng với tốc độ tƣơng đối lớn trong giai đoạn 2012 -2015. Năm 2012 là thời điểm bắt đầu giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, hoạt động của các ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu mất khả năng thanh toán, trong năm này Techcombank Thăng Long vẫn duy trì tổng huy động tƣơng đối lớn trong hệ thống Techcombank và có tốc độ tăng trƣờng bình quân hơn 22%/năm qua các năm 2013, 2014 mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái lớn, lãi suất huy động đƣợc các ngân hàng canh tranh khốc liệt.
nguồn vốn ở mức 20%, điều này cho thấy Techcombank Thăng Long luôn luôn nỗ lực trong việc tăng trƣởng nguồn vốn cũng nhƣ quy mô của ngân hàng.
Trong giai đoạn tài chính 2012 đến năm 2013 là giai đoạn nền kinh tế đi vào suy thoái và đến năm 2014 mới bƣớc vào giai đoạn phục hồi cho nên giai đoạn này cũng đƣợc đánh dấu là một trong những giai đoạn đầy khó khăn với hoạt động của ngành ngân hàng. Lạm phát tăng cao, ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc... khiến nhu cầu về vốn của các ngân hàng nói chung trở nên rất bức thiết. Các ngân hàng đều phải lao vào cuộc chạy đua lãi suất để có thể tăng cƣờng thu hút vốn từ dân cƣ và tổ chức. Để tăng cƣờng huy động vốn, bên cạnh các sản phẩm huy động tiết kiệm truyền thống Techcombank Thăng Long triển khai thực hiện các sản phẩm huy động vốn với nội dung hấp dẫn ví dụ nhƣ rút gốc linh hoạt hƣởng lãi suất cao để thu hút khách hàng đồng thời có chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn gửi đa dạng, hấp dẫn giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.
Đến năm 2013 tổng nguồn vốn đơn vị huy động đƣợc là 1.771,734 tỷ Đồng tăng 398,32 tỷ Đồng so với năm 2012, đạt mức độ tăng trƣờng là 28,16%. Năm 2014 Techcombank Thăng Long đã huy động đƣợc 2.072,779 tỷ Đồng tăng 301,045 tỷ Đồng (17%) so với năm 2013.
Năm 2015, Teccombank Thăng Long đã huy động đƣợc 2.487,334 tỷ Đồng tăng 414,5 tỷ Đồng (20%) so với năm 2014.
3.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động cho vay và đầu tƣ vốn gọi chung là hoạt động tín dụng đƣợc Techcombank Thăng Long xác định có một vị trí chiến lƣợc, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận thu đƣợc hàng năm. Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ của chi nhánh không ngừng tăng trƣởng trong những năm vừa qua, có xu hƣớng tập trung vào các khoản cho vay và đầu tƣ ngắn hạn cho các thành phần kinh tế tƣ nhân và quốc doanh. Với sự nỗ lực Techcombank Thăng Long đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trong năm vừa qua, với bối cảnh môi trƣờng đầu tƣ hết sức khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác trên cùng địa bàn và trong giai đoạn nền
kinh tế suy thoái, Techcombank Thăng Long đã đặt ra và quyết tâm phấn đấu nhằm đạt mục tiêu: “Đƣa dƣ nợ tăng trƣởng một cách lành mạnh, vững chắc theo chiều sâu”. Chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tích cực, chủ động bám sát doanh nghiệp, phân tích kỹ những khó khăn thuận lợi và dự đoán những vấn đề có nguy cơ xảy ra làm tổn hại đến chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, nhƣng đồng thời vẫn tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với đồng vốn của ngân hàng. Quan trọng hơn, đồng vốn của ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng năng suất lao động... gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Bảng 3.2: Tình hình cho vay của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu Đồng
Phân theo đối tƣợng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cá nhân 329.862 328.187 424.096 548.276
Doanh nghiệp lớn 596.558 820.466 956.469 1.132.064
DNVVN 243.303 343.104 424.094 539.395
Tổng cộng 1.169.723 1.491.757 1.804.659 2.219.735
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 – 2015 của Techcombank Thăng Long)
Năm 2012 tổng dƣ nợ của Techcombank Thăng Long 1,169 nghìn tỷ Đồng trong đó có 28,2% tập trung vào đối tƣợng khách hàng cá nhân, 20,8% tập trung vào đối tƣợng khách hàng DNVVN và 51% tập trung vào khách hàng doanh nghiệp lớn và qua các năm 2012 đến 2015 Techcombank Thăng Long vẫn luôn luôn duy trì cơ cấu đối tƣợng khách hàng tín dụng một cách ổn định, sự biến động trong cơ cấu này không đáng kể
Năm 2013 Techcombank Thăng Long đạt tổng dƣ nợ là 1.491,757 tỷ Đồng tăng 27,5% so với năm 2012. Năm 2014 đạt tổng dƣ nợ là 1.804,659 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2013, thấp hơn tốc độ tăng tổng dƣ nợ năm 2013 bởi vì trong năm này khi nền kinh tế khó khăn, Techcombank Thăng Long chỉ tập trung vào duy trì ổn định và thu hồi nợ vay. Bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015 thì Techcombank Thăng Long luôn duy trì tổng dƣ nợ ở mức ổn định từ 1,8 nghìn tỷ đến hơn 2,2 nghìn tỷ và không chủ động phát triển thêm bởi vì chi nhánh xác định hoạt tín dụng tuy mang lại lợi nhuận cao nhƣng mang lại rủi ro lớn, chi nhánh Thăng Long đã chủ động phát triển các mảng hoạt động kinh doanh khác nhƣ
3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận hoạt động của chi nhánh trong thời gian từ năm
2012 – 2015 biến động theo chiều hƣớng giảm dần.
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 – 2015
Đơn vị tính: triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
2013 2014 2015
Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%) Giá trị +/- (%)
1. Tổng thu nhập 486.600 571.833 17,5 706.820 33 721.112 2
2. Tổng chi phí 330.455 404.432 22,3 564.432 39,5 588.124 4,2
3. Lợi nhuận trƣớc thuế 156.145 147.401 -5,6 142.388 -3,4 132.988 -6,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2012–2015 của Techcombank Thăng Long)
Nhìn vào bảng 3.6, ta nhận thấy năm 2012 lợi nhuận của chi nhánh đạt 156.145 triệu Đồng sau đó giảm xuống còn 147.401 triệu Đồng vào năm 2013. Đến năm 2014 do cuộc khủng hoảng kinh tế, hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng hoạt động kinh doanh năm 2014 đều chịu ảnh hƣởng, chi nhánh đạt 142.388 triệu Đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2015 chi nhánh giảm xuống còn 132.988 triệu Đồng, giảm 9.400 triệu Đồng so với năm 2014.