Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 103 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để có đƣợc sự phát triển lâu dài và bền vững của ngân hàng, nguồn nhân lực có chất lƣợng là một trong những ƣu tiên hàng đầu và là nhân tố quan trọng tạo nên thành công, đồng thời cũng là yếu tố khó nắm bắt, thu hút và giữ gìn nhất.

Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt để phát triển hoạt động cho vay DNVVN. Trong hoạt động cho vay chất lƣợng cán bộ tín dụng đƣợc đặc biệt chú ý. Họ là những ngƣời trực tiếp và cũng là ngƣời đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp cũng nhƣ phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ. Do vậy tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, năng lực chuyên môn cao là những vấn đề cần chú trọng và bồi dƣỡng thƣờng xuyên, nó có ảnh hƣởng lớn trong việc tạo ấn tƣợng và thu hút khách hàng ngay từ đầu.

Mặt khác chất lƣợng tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và đạo đức cán bộ. Trong mỗi cán bộ tín dụng phải nắm chắc quy trình nghiệp vụ, nhạy bén trong phân tích để có đƣợc những quyết định đúng đắn. Kinh nghiệm, tƣ cách đạo đức, tính trung thực của mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng là những tiêu chuẩn hết sức cần thiết.

Để đạt đƣợc những yêu cầu trên, ngân hàng cần tập trung vào những công việc sau: - Tuyển dụng cán bộ

Ngân hàng nên chú trọng tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn, hiểu biết về tài chính ngân hàng tốt, tƣ duy nhạy bén, sáng tạo, ƣu tiên với những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định. Đồng thời ngân hàng có chính sách thu hút các chuyên gia, cán bộ thẩm định giỏi về làm việc.

- Đào tạo cán bộ

Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định và phân tích. Các lớp đào tạo bồi dƣỡng có thể trực tiếp do các cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng giảng dạy, hoặc thuê các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đến giảng dạy. Ngân hàng nên bố trí cho cán bộ đi thăm quan, học hỏi

kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong và ngoài nƣớc. - Bố trí cán bộ

Ngân hàng cần căn cứ vào tính chất phức tạp, độ quan trọng của dự án, năng lực của mỗi cán bộ để phân công cán bộ thẩm định và phụ trách dự án phù hợp với trình độ, sở trƣờng của mỗi ngƣời. Hơn nữa, ngân hàng cần tiến hành xem xét và rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thẩm định. Đặt kế hoạch bồi dƣỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những ngƣời không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc, chú ý sắp xếp các cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao ý thức vƣơn lên trong công việc vào những vị trí quan trọng.

Hiện nay, ngân hàng đã xây dựng chính sách tiền lƣơng đối với cán bộ làm công tác tín dụng. Tuy nhiên chính sách này vẫn chƣa thực sự phù hợp. Ví dụ tiền lƣơng phụ thuộc vào tỷ lệ gia hạn nợ, nợ quá hạn, doanh số cho vay,… Nếu đƣợc phân công quản lý khách hàng khó khăn, có nợ quá hạn thì cán bộ phụ trách thƣờng xếp loại thấp. Nếu nhƣ vậy, cán bộ tín dụng sẽ không dám nhận khách hàng yếu kém, khó khăn. Ngân hàng cần xây dựng những chính sách khuyến khích để nhân viên có động lực phấn đấu và có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Ngân hàng cần có hệ thống chính sách nhân sự linh hoạt, chế độ đãi ngộ và phúc lợi thoả đáng, công bằng đảm bảo tính cạnh tranh.

Ngân hàng nên xây dựng một bộ phận chuyên về DNVVN để bộ phận này đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, đƣa ra các chính sách phù hợp với loại hình doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)