Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát từ hai phía

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát từ hai phía

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, kiểm soát khách hàng

Công tác thẩm định là một trong những bƣớc đầu tiên quan trọng nhất ảnh hƣởng tới việc ra quyết định cho vay, và ảnh hƣởng tới kết quả cho vay sau này. Ðể công tác thẩm định đạt đƣợc kết quả tốt nhất, đó là phụ thuộc vào việc thu thập thông tin khách hàng, nhằm có sự phân tích và hiểu rõ mục đích vay vốn. Hiện nay thông tin khá hạn chế, đa số do khách hàng cung cấp, do đó ngân hàng có thể dùng các biện pháp thu thập thông tin bên ngoài nhƣ tận dụng thông tin khi tiếp xúc trực tiếp với khách

hàng, thông tin từ phía đối tác của khách hàng cung cấp và các thông tin ngân hàng thu thập đƣợc từ hệ thống thông tin điện tử. Từ đó kết hợp với kinh nghiệm trong hoạt động cho vay, các cán bộ tín dụng sẽ đƣa ra quyết định hợp lý nhất.

Ngoài ra, ngân hàng cần liên tục tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với khách hàng của mình. Ngân hàng có thể đến trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh, yêu cầu khách hàng cho kiểm tra các báo cáo tài chính hay yêu cầu gặp gỡ các đối tác của khách hàng. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát còn thực hiện trên các yếu tố tin tƣởng lẫn nhau. Ngoài kiểm tra các chỉ tiêu, yếu tố định lƣợng có thể xác định đƣợc, ngân hàng cũng có thể tiến hành quan sát, nhìn nhận đời sống và mức thu nhập của cán bộ, công nhân tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện thƣờng xuyên để đƣa ra một lộ trình an toàn và hiệu quả nhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

4.2.3.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soat nội bộ

DNVVN có đặc điểm hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực, khó theo dõi đánh giá, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay, tài sản đảm bảo thƣờng có giá trị thấp, và hay gặp khó khăn trƣớc bất kỳ biến động tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô và chính sách nên có mức độ rủi ro cao. Do đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động cho vay DNVVN phát triển hiệu quả, quản trị đƣợc chất lƣợng và phải là một hoạt động thƣờng xuyên của công tác quản trị điều hành.

Việc kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng đảm bảo tính tuân thủ trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát và kiểm soát hoạt động tuân thủ của các đơn vị kinh doanh nhằm ngăn ngừa và xử lý những rủi ro trong hoạt động cho vay DNVVN giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng nhƣ rủi ro hoạt động cho toàn hệ thống.

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đƣợc thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống, liên tục và chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần đƣợc nâng cao nhằm ngăn ngừa và xử lý những rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng. Khối kiểm soát nội bộ cần đƣợc củng cố về mặt nhân sự, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về cho vay cho cán bộ kiểm soát, đồng

thời nâng cao kỹ năng thực hành kiểm tra, kiểm soát một cách chuyên nghiệp, năng suất và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)