CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI
4.3 Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước
của ngân hàng trung ƣơng, ngân hàng Nhà nƣớc cần đề xuất và thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, hoàn thiện các quy định quản lý chuyên ngành đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trong đó có cho vay DNVVN nói riêng, các quy định về chính sách và định hƣớng hoạt động cho các ngân hàng thƣơng mại trong từng khoảng thời gian cụ thể phù hợp với sự biến động của kinh tế vĩ mô và thị trƣờng tài chính tiền tệ trong nƣớc và quốc tế sẽ đảm bảo sự an toàn hoạt động hệ thống, tránh những rủi ro cho hoạt động của ngành.
NHNN cũng cần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của trung tâm cung cấp thông tin và phòng ngừa rủi ro CIC. Vai trò của trung tâm là đảm bảo thông tin tài chính cho vay đƣợc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời với tình hình thực tế và cung cấp cho các NHTM phục vụ cho quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của trung tâm CIC còn rất hạn chế. NHNN cần có quy định và chế tài đối với các tổ chức tín dụng về việc báo cáo và khai thác thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng. Nghiên cứu áp dụng hệ thống công nghệ kết nối việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê đối với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đảm bảo tính cập nhật thƣờng xuyên. Để làm đƣợc điều đó, cần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc ngân hàng Nhà nƣớc, nâng cao năng lực về cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa các công đoạn để đẩy mạnh việc thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh công tác đánh giá, dự báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đa dạng hoá sản phẩm thông tin tín dụng.
NHNN nên tăng cƣờng nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra. Thị trƣờng tài chính Việt Nam còn non trẻ, thiếu tính minh bạch. Đứng trƣớc những biến động khó lƣờng của tình hình kinh tế thế giới, thị trƣờng Việt Nam cần một tổ chức trung gian giám sát hoạt động của các ngân hàng, và Ngân hàng Nhà nƣớc phải có trách nhiệm trong việc này. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cần đƣợc NHNN thực hiện thƣờng xuyên hơn nữa, trong đó NHNN cần có biện pháp nhằm nắm rõ danh mục và cơ cấu cho vay của các tổ chức
tín dụng nhằm xác định cơ cấu hợp lý trong từng giai đoạn, phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn hệ thống và toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Ngoài ra, cần nâng cao chất lƣợng và nội dung của công tác thanh kiểm tra, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác thanh kiểm tra và giám sát từ xa, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.