Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 106 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.3 Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Từ khi Chính phủ ban hành nghị định 56/2009/NĐ-CP về việc trợ giúp phát triển DNVVN, hoạt động hỗ trợ DNVVN đã có những bƣớc phát triển mạnh thể hiện qua sự tăng trƣởng nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng DNVVN. Nghị định này đã tạo khung pháp lý cho việc trợ giúp phát triển DNVVN ở nƣớc ta, trên cơ sở đó nhiều ngân hàng đã triển khai các phƣơng thức hỗ trợ cho vay thích hợp hơn đối với DNVVN. Để triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ đối tƣợng doanh nghiệp này phát huy mọi khả năng và nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị định Chính phủ cần:

- Quy định về thuế: cần có chính sách thuế ƣu đãi với các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp đang đầu tƣ công nghệ hiện đại,

đầu tƣ vào các dự án sản xuất sản phẩm mới hoặc các doanh nghiệp tham gia vào các dự án an sinh xã hội. Tiếp tục cải cách hành chính về hệ thống thuế nói chung theo hƣớng cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thi hành.

- Có chính sách về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, tăng cƣờng làm thủ tục cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng quyền chuyển giao đất, tiến hành cho thuê hoặc đấu thầu những cơ sở sản xuất bị giải thể. Đồng thời cần hỗ trợ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các DNVVN, giúp họ tiếp cận vốn ngân hàng thuận tiện hơn.

- Xây dựng chế độ kế toán phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của các DNVVN, giúp cho việc tăng cƣờng công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nguồn thu vào, đồng thời tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động, tình hình tài chính, giúp cho việc xem xét cấp tín dụng của ngân hàng thuận lợi hơn.

- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay: để tạo lập một môi trƣờng pháp lý đảm bảo cho hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng hoàn thiện theo hƣớng đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần tiếp tục rà soát thống nhất hóa các văn bản hiện hành về cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm, cơ chế xử lý nợ, mua bán nợ, …

- Hoàn thiện cơ chế định giá tài sản: hiện nay các ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình định giá tài sản đảm bảo của khách hàng từ đó dẫn đến tình trạng đánh giá không chính xác giá trị tài sản. Để tránh tình trạng này, Nhà nƣớc cần hoàn thiện cơ chế định giá tài sản một cách hợp lý. Định giá tài sản phải theo giá trị thị trƣờng. Đặc biệt đối với một số loại tài sản có mức độ biến động lớn thì phải đƣa ra một hạn mức về giá trị, tránh rủi ro cho ngân hàng khi định giá cao mà giá trị lại biến động xuống. Hơn thế, Nhà nƣớc cũng cần thúc đẩy sự hình thành các cơ quan định giá tài sản, trung tâm thông tin, trung tâm thẩm định chuyên nghiệp giúp đỡ cho các ngân hàng trong quá trình cung cấp thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)