Định hƣớng của Techcombank chi nhánh Thăng Long về chất lƣợng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 98 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.1. Định hƣớng của Techcombank chi nhánh Thăng Long về chất lƣợng cho vay

vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1.1. Định hướng chung của chi nhánh

Trong bối cảnh nến kinh tế Việt Nam ngày càng cạnh tranh hiện nay, chi nhánh Thăng Long gặp phải nhiều thách thức nhƣ cạnh tranh tăng, sự xâm nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài, sự đòi hỏi của khách hàng cao hơn. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động trong những năm qua, Techcombank Thăng Long tiếp tục triển khai đề án kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và các giải pháp thực hiện, đặc biệt là các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, chất lƣợng cán bộ nhân viên, chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Từ đó nâng cao thƣơng hiệu và vị thế của Techcombank, theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

4.1.2. Định hướng chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Từ những cơ sở, định hƣớng chú trọng phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Techcombank và theo tình hình thực tế định hƣớng phát triển DNVVN tại địa bàn, chi nhánh Thăng Long đã đề ra một số định hƣớng trong việc cho vay đối với DNVVN cụ thể nhƣ sau:

Thứnhất, chú trọng cho vay đối với các DNVVN nhằm dần chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ tín dụng đối với DNVVN trên tổng dƣ nợ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, sử dụng nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại khách hàng duy trì và phát triển các khoản vay tốt, khả năng thu hồi nợ cao, các DNVVN có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó tích cực chăm sóc và có những chính sách tín dụng hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa đối với các DNVVN, áp dụng các phƣơng án, biện pháp

tích cực xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Nếu cần áp dụng các biện pháp thu nợ trƣớc hạn hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, có thể mang lại rủi ro trong tƣơng lai. Tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan, những khoản vay đƣợc gia hạn cần đƣợc đặc biệt chú ý và có thể áp dụng biện pháp thu hồi nợ trƣớc hạn nếu thấy có rủi ro tiềm ẩn. Chi nhánh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng đối với DNVVN trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, cần có những biện pháp đƣa hoạt động tín dụng đối với DNVVN tăng trƣởng mạnh hơn nữa cả về chất lƣợng và số lƣợng trên cơ sở tìm kiếm, lựa chọn các phƣơng án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực, làm ăn hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng và có tín nhiệm với các ngân hàng trên địa bàn để mở rộng đầu tƣ cho vay. Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng, marketing tiếp thị các khách hàng mới là DNVVN. Đặc biệt là các khách hàng có năng lực tài chính, có tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với định hƣớng phát triển của đất nƣớc và địa phƣơng và có nhu cầu hỗ trợ vốn vay. Chủ động tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng phù hợp với khả năng quản lý kiểm soát, lành mạnh hoá các khoản vay, rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng hợp lý, để có thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, thái độ của khách hàng trong quan hệ tín dụng với chi nhánh, kiên quyết không hỗ trợ vốn vay đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Thứtư, giảm dần tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản, ƣu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ, sản xuất công nghiệp và các ngành xuất nhập khẩu.

Thứ năm, làm tốt công tác thẩm định cho vay, đặc biệt là thẩm định dự án. Cần kiểm tra đánh giá chính xác công nghệ thiết bị, dự toán đầu tƣ, tính toán dòng tiền hợp lý, thực hiện các hồ sơ, thủ tục vay vốn cũng nhƣ các thủ tục nhận tài sản bảo đảm theo đúng quy định đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ và an toàn.

Thứ sáu, thực hiện tốt công tác huy động vốn, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyếch trƣơng hình ảnh nhằm thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn với chi phí thấp vì đây chính là tiền đề cho việc mở rộng cho vay DNVVN.

Thứ bảy, thực hiện tốt công tác đánh giá định hạng nhằm xác định lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lƣợc phát triển và áp dụng đúng chính sách khách hàng đối với từng đối tƣợng cụ thể. Có nhƣ vậy mới đảm bảo chất lƣợng tín dụng và khuyến khích sự phát triển của các DN làm ăn chân chính và có hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh biện pháp xử lý, thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn. Nếu cần thiết có thể nhờ tới sự can thiệp của các cơ quan hữu quan và cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ dƣới các hình thức nhƣ: kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt các quy định hiện hành về cho vay.

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)