Quản trị dòng tiền từ hoạt động tài chính ngắnhạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 39)

1.4. Nội dung quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

1.4.3. Quản trị dòng tiền từ hoạt động tài chính ngắnhạn

Dòng tiền từ hoạt động tài chính là các dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại.

Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặc chủ sở hữu vì thế quản trị dòng tiền từ hoạt động tài chính là quản trị các hoạt động:

 Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn: nhận tiền từ việc đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra công cộng. Nếu các khoản nợ được phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì không

được coi thuộc phần dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đối với doanh nghiệp đang phát triển, có một mức nợ hợp lý là một cách kinh doanh hiệu quả. Để có thể quản trị sao cho mức nợ của DN là phù hợp, cần phải phân tích cẩn thận dòng tiền và các nhu cầu cụ thể của công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai chính sách quản trị nợ mà các doanh nghiệp đang dùng đó là chính sách quản trị nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến và thận trọng:

Hình 1.6. Chính sách quản trị nợ trong doanh nghiệp

(Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp, 2006, tr24-25)

 Chính sách quản trị nợ ngắn hạn theo trường phái thận trọng là chính sách duy trì mức nợ ngắn hạn thấp và có các đặc điểm: Mức nợ ngắn hạn cao; Thời gian quay vòng tiền ngắn; Chi phí lãi thấp hơn nếu lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn; Rủi ro và thu nhập yêu cầu.

 Ngược lại, chính sách quản trị nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến được thực hiện khi doanh nghiệp duy trì nợ ngắn hạn ở mức cao, các doanh nghiệp theo trường phái cấp tiến sẽ gặp ít rủi ro trong thanh toán hơn do có ít các khoản nợ ngắn hạn, tận dụng được các khoản nợ dài hạn hơn, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến việc chi trả lãi đúng hạn, tránh các khoản nợ dài hạn đến hạn đúng lúc.

 Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Cấp tiến Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Thận trọng Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH

 Phát sinh từ phát hành các công cụ nợ ngắn hạn: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các trái phiếu, thương phiếu ngắn hạn cho nhà đầu tư, các giao dịch ngắn hạn với các tổ chức tín dụng.

 Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông.

 Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm.

 Tiền trả lãi vay: Lãi tiền vay là một khoản mục chi phí chịu ảnh hưởng biến động của số tiền vay, thời gian vay và lãi suất vay. Quyết định khối lượng vay, thời gian vay phải tính toán theo hướng tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu và lựa chọn lãi suất thích hợp. Thời gian vay và lãi suất vay phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Nhu cầu vốn được xây dựng trong kế hoạch tài chính từng chu kỳ của doanh nghiệp. Sử dụng sai mục đích nguồn vốn nợ vay là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mất cân đối và phá sản các doanh nghiệp. Chính vì các nhà quản trị cần tính toán cụ thể việc vay bao nhiêu và trả lãi như thế nào để luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh việc không trả lãi hoặc trả lãi quá hạn làm ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Quản trị dòng tiền từ hoạt động tài chính tốt giúp DN đánh giá cấu trúc dòng tiền và tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp.

1.4.4. Quản trị dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ

Phần lớn các giao dịch đầu tư đều tạo ra dòng tiền âm (dòng tiền đi ra), chẳng hạn như chi phí vốn cho tài sản, máy móc thiết bị, mua lại doanh nghiệp và mua chứng khoán đầu tư. Còn ngược lại dòng tiền vào đến từ việc bán tài sản, bán công ty và bán chứng khoán đầu tư. Mục quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư là chi tiêu vốn. Chi phí này là một điều cần thiết cơ bản để đảm bảo sự duy trì và bổ sung cho tài sản vật chất của công ty nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh .

Quản trị dòng tiền từ hoạt động đầu tư là việc xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động đầu tư bằng cách:

 Đánh giá mức độ đầu tư vào TSCĐ để từ đó có các chiến lược mở rộng, tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

 Đánh giá mức độ đầu tư vào các tài sản tài chính, góp vốn kinh doanh để thấy tiềm năng thu nhập từ đầu tư tài chính, góp vốn kinh doanh.

 Đánh giá tương quan giữa mức độ đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính để đưa ra chính sách phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư từ lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sang lĩnh vực đầu tư tài chính và ngược lại.

Nếu phát hiện khoản đầu tư vốn lớn cần tìm hiểu nguồn gốc của khoản tiền đầu tư (huy động từ đâu, lành mạnh hay không) bằng cách liên hệ với phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính.

Việc phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong năm tài chính. Nó sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và mức đầu tư có phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp hay không để từ đó nhà quản trị có sự điều chỉnh đúng đắn trong tương lai.

Tuy nhiên, sức mạnh của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính. Vì vậy, vấn đề cần được quan tâm nhất là tình trạng hoạt động và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị dòng tiền

Các số liệu để đánh giá hiệu quả quản trị dòng tiền chủ yếu được lấy từ báo cáo tài chính và chủ yếu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các thông tin này giúp phân tích để hiểu rõ hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và dự đoán triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp.

1.5.1. Các chỉ tiêu chung

Chỉ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tổng TSNH Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu bán toàn bộ tài sản thì doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ hay không? Chỉ số càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại. Chỉ số này phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng xấu. Nếu chỉ số này < 0,5 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tình trạng rất xấu.

Khả năng thanh toán nhanh =

Tổng TSNH – Hàng lưu kho Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh cho ta biết một đồng nợ ngắn hạn đến hạn trả nợ, doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Hàng tồn kho thông thường có tính thanh khoản k m nhất trong các TSNH của công ty, vì thế chúng là các tài sản có khả năng lớn nhất bị thiệt hại giá trị trong trường hợp thanh lý. Do vậy, thước đo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn không cần đến việc bán hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh

Chỉ tiêu đánh giá doanh thu

Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động =

Vốn lưu động

*100% Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán =

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

*100% Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh ngành nghề cụ thể.

Tỷ suất sinh lời của chi phí = bán hàng

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

*100% Chí phí bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được cho chí phí bán hàng.

Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý = doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

*100% Chi phí quản lý DN

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ múc lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được cho quản lý.

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí =

EBIT

*100% Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí chi ra trong kỳ.

Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu khách hàng

Hệ số thu nợ (Vòng quay các khoản phải thu) =

Doanh thu thuần Phải thu khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng quay bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu, khoản thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.

Thời gian thu nợ trung bình =

365 Hệ số thu nợ

Thời gian thu nợ trung bình cho ta biết một đồng mà doanh nghiệp bán chịu thì bao lâu mới thu hồi lại được. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu nợ trung bình càng dài, chứng tỏ tốc độ thu tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều, chu kì tiền mặt bị k o dài.

Tỷ lệ phải thu quá hạn so với = tổng phải thu

Các khoản phải thu quá hạn

*100% Tổng phải thu

Chỉ tiêu này mà cao chứng tỏ các khoản phải thu quá hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các tổng phải thu, k o dài chu kì tiền ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng = tài sản

Các khoản phải thu quá hạn

*100% Tổng tài sản

Chỉ tiêu này mà cao chứng tỏ các khoản phải thu quá chiến chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản, dẫn đến khản năng thu hồi nợ khó khăn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản cao.

Chỉ tiêu đánh giá hàng lƣu kho

Hệ số lƣu kho (Vòng quay hàng tồn kho) = Giá vốn hàng bán Hàng lưu kho bình quân

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho

vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp.

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình = ( Lƣu kho TB)

365 Hệ số lưu kho

Thời gian lưu kho trung bình cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ, hàng tồn kho lưu kho trung bình trong bao nhiêu ngày kể từ khi mua hàng đến khi bán được hàng, trung bình mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vẫn động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho = Hàng tồn kho Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh xây dựng kế hoạch dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phần một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả ngƣời bán

Hệ số trả nợ = Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý, bán hàng Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế phải trả

Chỉ tiêu này cho thấy các khoản phải trả của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ phân tích. Khi chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời và ít đi chiếm dụng vốn đối tượng. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này quá cao thì có thể có trường hợp là doanh nghiệp thừa tiền thanh toán nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được mức độ hợp lý các khoản phải trả đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp

Thời gian trả nợ trung bình = 365

Hệ số trả nợ

Thời gian trả nợ trung bình cho biết một đồng doanh nghiệp mua chịu thì sau bao lâu mới phải thanh toán. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hành càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của đối tác và ngược lại.

Chu kì chuyển đổi tiền – CCC

Một biện pháp tốt để xem dòng tiền của công ty là phân tích chu kì chuyển đổi tiền. Khi việc mua nguyên liệu được thực hiện, thời gian quay vòng hàng lưu kho thể hiện số ngày trung bình để sản xuất và bán sản phẩm. Thời gian thu tiền trung bình thể

hiện số ngày trung bình cần thiết để thu tiền bán trả chậm. Chu kì kinh doanh được xác định do tổng số ngày kể từ khi mua nguyên vật liệu đến khi thu tiền về. Do mua nguyên liệu thường không trả tiền ngay, nên cần phải tính xem khoảng thời gian mà công ty đã trì hoãn việc thanh toán. Chênh lệch giữa chu kì kinh doanh và thời gian trả chậm trung bình là chu kì chuyển đổi tiền.

Chu kì chuyển đổi tiền = Thời gian quay vòng hàng lưu kho + Thời gian thu tiền trung bình - Thời gian trả chậm trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)