Dự báo dòng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 49 - 53)

1.7.1. Quan điểm về dự báo dòng tiền

Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hay dự báo các chỉ tiêu tài chính thực chất là sự báo nhu cầu về tiền luôn luôn là mối quan tâm của các nhà quản trị trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, chính sách tín dụng,...là cần thiết.

Để xác định được nhu cầu tiền, DN cần thực hiện dự báo dòng tiền. Dự báo này phụ thuộc vào các chỉ tiêu tài chính được tính toán trước mà DN có thể đạt được dựa trên các giả thiết về năng lực và môi trường kinh doanh của DN trong tương lai. Dự báo dòng tiền là chức năng quan trọng không thể thiếu đối với các nhà quản trị, là công cụ để kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh cũng như quản lý biến động tiền ngắn hạn, xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chi trả phát sinh.

Dựa vào kết quả dự báo, nhà quản trị thấy được triển vọng tài chính của DN trong tương lai để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Nó còn cảnh báo trước những khó khăn mà DN có thể phải đương đầu và giúp nhà quản trị có că cứ để nhận định chính xác về DN cùng những thuận lợi, khó khăn và môi trường kinh doanh hiện tại của DN. Trên cơ sở đó, đánh giá chính xác hoạt động của từng bộ phận cả về hiệu quả hoạt động lẫn sự phối hợp hoạt động.

1.7.2. Phƣơng pháp dự báo

Các kỹ thuật dự báo dòng tiền có nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm kỹ thuật tiếp cận dòng tiền trực tiếp và gián tiếp. Với phương pháp trực tiếp dự báo, dòng tiền được tiếp cận trực tiếp từ các giao dịch phát sinh tiền, kế hoạch tiền, phân phối sử dụng tiền và phương pháp vận động trung bình của tiền. Trái lại, với phương pháp dự báo gián tiếp, dòng tiền được tiếp cận gián tiếp từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Phương pháp dựa vào quá khứ là phương pháp đi ngược về quá khứ để nghiên cứu những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đã di n ra theo thời gian nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này được biểu di n thành phương trình gọi là phương trình hồi quy đơn. Có hai phương pháp hồi quy thường hay được sử dụng:

 Phương pháp hồi quy đơn: được sử dụng để xem x t mối quan hệ tuyến tính giũa một biến kết quả (biến phụ thuộc) với một biến nguyên nhân (biến độc lập). Phương trình biểu hiện của phương pháp này có dạng: Y = a + bx.

 Phương pháp hồi quy bội: được dùng để phân tích mối quan hệ giũa nhiều biến nguyên nhân ảnh hưởng đến một biến kết quả. Phương trình biểu hiện của phương pháp này có dạng: Y = a + b1x1 + b2x2...

Phương pháp dựa vào giả thiết tương lai là phương pháp dự báo các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sẽ đạt được trong tương lai dựa trên những sự kiện được biết trước một cách chắc chắn hoặc các giả thiết đặt ra phù hợp với điều kiện của DN.

Trong việc dự báo, có thể sử dụng các phương pháp trên để dự báo số doah thu thuần tiêu thụ đạt được trong tương lai. Sau đó, dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần với các chỉ tiêu khác có khả năng biến đổi do sự thay đổi của doanh thu thuần để xác định trị số của những chỉ tiêu này. Từ đó, tính ra được dòng tiền dự báo của DN trong tương lai. Đây là phương pháp khá đơn giản nhưng đảm bảo độ chính xác.

1.7.3. Trình tự dự báo

Trước khi dự báo chỉ tiêu tài chính cũng như dòng tiền tương lai, nhà quản trị cần tiến hành dự báo doanh thu thuần tiêu thụ kì tới. Doanh thu thuần ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như: khối lượng hàng tiêu thụ, giá bán, chính sách bán hàng, thị hiếu, giới tính,...Để dự báo doanh thu thuần chính xác, nhà quản trị phải dựa trên các giả thiết khoa học, chính xác về tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng, giá cả sản phẩm, đối thủ cạnh tranh trong tương lai cũng như doanh thu thuần của DN đạt được trong quá khứ.

Sau khi dự báo được doanh thu thuần, quá trình dự báo tiến hành như sau: B1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanh thu thuần

Tùy theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, các nhà phân tích sẽ tiến hành xem x t và phân loại các chỉ tiêu thành các nhóm khác nhau: nhóm thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần, nhóm không thay đổi hay thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi.

B2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính

Trên cơ sở doanh thu thuần dự báo và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, nhà phân tích sẽ tiến hành xác định trị số của các chỉ tiêu tương ứng.

B3: Xác định nhu cầu bổ sung tiền thiếu hoặc thừa

Lượng tiền mà doanh nghiệp cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô hoạt động của DN. Vì thế, ứng với mức doanh thu thuần tiêu thụ mới, đòi hỏi DN phải có lượng tiền cần thiết tương ứng để cân bằng với nhu cầu đầu tư và quy mô hoạt động. Khi doanh thu thay đổi, nhu cầu về tiền cũng thay đổi theo. Sự thay đổi không nhất thiết phải theo một tỉ lệ cố định bởi nó còn phụ thuộc vào

hiệu quả sử dụng. Vì vậy, DN phải xác định lượng tiền thừa hoặc thiếu ứng với mức doanh thu thuần mới để chi phí biện pháp sử dụng hay huy động hợp lý.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2.

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Theo Vincent, et al. (1996), "Chiến lược nghiên cứu phải dựa trên định nghĩa rõ ràng về các mục tiêu và lựa chọn các phương pháp phù hợp với mục tiêu". Thông tin thường không đơn giản, nó có nhiều hình thức, đó là thông qua các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp định lượng và định tính mà thông tin có thể được di n giải và bắt nguồn từ sự phức tạp của nó. Nhiều nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng các nghiên cứu cần có định tính, định lượng hoặc cả hai loại phương pháp.

Các phương pháp nghiên cứu định lượng ban đầu được phát triển trong khoa học tự nhiên để nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (Grossman, 2005). Các phương pháp định lượng bao gồm các nghiên cứu tình huống thực nghiệm có hệ thống đòi hỏi phải định lượng với sự trợ giúp của toán học và thống kê. Dữ liệu phương pháp định lượng được thu thập và chuyển đổi thành các con số được kiểm nghiệm thực nghiệm giúp khám phá, mô tả và kiểm tra các mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu (Saunders, Lewis & Thornhill, 2015). Nói cách khác, các phương pháp định lượng có liên quan đến các di n giải số.

Mặt khác, các phương pháp định tính không dựa vào thống kê hoặc số liệu. Nó đề cập đến các trường hợp nghiên cứu, trong đó có thể thu thập được thông tin từ một vài đối tượng nghiên cứu. Chất lượng của phương pháp định tính phụ thuộc rất nhiều vào sự tương tác và dịch thuật giữa thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để cho ph p khám phá và làm sáng tỏ ý nghĩa. Phương pháp định tính nhấn mạnh vào sự hiểu biết, giải thích, quan sát trong các môi trường tự nhiên và gần gũi dữ liệu với một cái nhìn sâu sắc (Saunders et al, 2015).

Loại phương pháp nghiên cứu để lựa chọn phụ thuộc vào loại nghiên cứu được tiến hành. Vì mục tiêu chính của luận án này là tìm hiểu và phân tích cách quản trị dòng tiền ngắn hạn của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội dựa theo các số liệu thực tế , từ đó xác định được những ưu điểm và các vấn đề tồn tại trong quản lý. Vì vậy, cách tiếp cận định lượng được sử dụng cho nghiên cứu này vì nó phù hợp hơn trong việc hoàn thành mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)