Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 54 - 57)

Thu thập dữ liệu là quá trình thu thập và đo lường các thông tin về các biến số quan tâm một cách có hệ thống, đã được thiết lập để có thể giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và để đạt được các mục tiêu của nghiên cứu (Kumar, 2005). Có hai kỹ thuật đặc biệt để thu thập dữ liệu, đó là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là quá trình thu thập thông tin bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi và kiểm tra, trong khi các dữ liệu thứ cấp được các nhà nghiên cứu và các tổ chức khác thu thập, đó là các tài liệu, bài báo…

Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập từ các tài liệu, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên,..của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh, các chi phí,... . Còn số liệu trên Bảng cân đối kế toán các năm 2014 - 2016, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối năm). Từ đó tác giả sử dụng để phân tích tổng tài sản, nguồn vốn, kết cấu tài sản

và nguồn vốn; và số liệu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phản ánh dòng tiền ra vào, sự luân chuyển tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp…

Từ những thông tin thu thập được về dòng tiền cũng như các dữ liệu liên quan của Công ty. Tác giả tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu bằng các phương pháp là : phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phân tích tổng hợp, đánh giá và trình bày các kết quả dưới dạng bảng, đồ thị.

2.3.1. Phƣơng pháp so sánh

Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong từng thời kỳ, tác giả chia nhỏ kết quả thành những bộ phận khác nhau theo yếu tố cấu thành và thời gian phát sinh rồi mới tiến hành so sánh. Cụ thể, theo yếu tố cấu thành tác giả chia dòng tiền thành các mục như dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động tài chính. Theo thời gian phát sinh quá trình, tác giả chia giai đoạn 2014 - 2016 thành 2014 - 2015, 2015 - 2016 để nhận thức được xu hướng, tốc độ phát triển, tính phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh đều thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

 So sánh bằng số tuyệt đối: qua kết quả của ph p trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

 So sánh bằng số tương đối: Từ kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điểu chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.

 Phân tích dọc: Là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem x t tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Trong luận văn kỹ thuật này được áp dụng khi xem x t cơ cấu nợ ngắn hạn, cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản ngắn hạn,...

 Phân tích ngang: Là sự so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lượng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ hay giữa các năm 2015, 2016 với 2014.

 Phân tích qua hệ số: Đây là kỹ thuật được sử dụng nhiều do các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu, chi phí, ngân lưu ròng là các hệ số, tỷ số hay tỷ suất.

2.3.2. Phƣơng pháp liên hệ đối chiếu

Là phương pháp phân tích để nghiên cứu xem x t mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem x t tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Trong luận văn, ngoài đánh giá thông qua các số liệu tính toán được, luận văn còn liên hệ các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với những biến động lớn trong ngành xây dựng, với tình hình nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

2.3.3. Phân tích, tổng hợp và đánh giá

Sau khi tính toán các số liệu tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp lại dưới dạng bảng và đồ thị. Dựa trên các thông tin liên quan tác giả đánh giá ưu điểm, tồn tại của việc quản lý dòng tiền tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CHƯƠNG 3.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)