Đặc điểm kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 57 - 61)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội - tên giao dịch là HADECO.,JSC với mã số thuế 0100705187 được cấp ngày 29/12/1998 tại 10100 Cục Thuế Thành phố Hà Nội.

Công ty bắt đầu hoạt động ngày 16/11/1992 với số vốn điều lệ là 25.100.000.000 đồng và hình thức hạch toán độc lập.

Lĩnh vực kinh doanh chính là Xây lắp bao gồm các ngành nghề: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Đầu tư phát triển nhà và văn phòng cho thuê; Kinh doanh bất động sản; Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cấp thoát nước, công trình bưu điện, cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp; San lấp mặt bằng, thi công nền móng công trình; ngoài ra Công ty còn các hoạt động kinh doanh khác theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Từ Liêm được chuyển đổi sang Công ty Cổ phần theo Quyết định số 2779/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103008263 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20 tháng 6 năm 2005, thay đổi đăng ký lần thứ 1 ngày 19 tháng 8 năm 2005, thay đổi lần thứ 2 ngày 24/1/2008, thay đổi lần 3 ngày 14/4/2008.

Trụ sở chính của Công ty tại ngõ Máy k o, khu Liên Cơ, thị trấn Cầu Di n, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Năm 2005, sau khi được chuyển đổi sang hoạt động trong mô hình Doanh nghiệp cổ phần, qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã khẳng định được vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường xây dựng trong nước.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhiệm vụ từng phòng ban

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Đại hội đồng Cổ đông: Thông qua định hướng phát triển của Công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Bầu, mi n nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc: Phụ trách kinh doanh, hạch toán giá thành và doanh thu, trực tiếp giao việc, chỉ đạo công tác lập dự toán và các chính sách về giá cả, trực tiếp làm thủ trưởng cơ quan với các công việc nội chính.

Phó Tổng giám đốc: Phụ trách kỹ thuật và công tác thi công xây dựng công trình, phụ trách công tác bảo quản, cấp phát vật tư, thiết bị, chỉ đạo việc lập biện pháp thi

Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Phòng tài chính kế toán Đội thi công 1 Phòng kinh tế kỹ thuật Đội thi công 2 Phòng tư vấn xây dựng Đội thi công 3 Phòng kinh doanh Đội giám sát công trình 1 Phòng hành chính nhân sự Đội giám sát công trình 2 Ban kiểm soát

công, đôn đốc kiểm tra tiến độ thi công, kiểm tra chất lượng công trình đang thi công, công trình hoàn thành, chuẩn bị bàn giao.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty được xem như một bộ phận làm việc trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty; kiểm tra bất thường; can thiệp vào hoạt động Công ty khi cần;…

Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm quản lý tài chính, tiến hành tổng hợp toàn bộ chứng từ, số liệu thực hiện, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính để phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, vốn và sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD), hiệu quả SXKD của từng nhóm, đội nói riêng và toàn Công ty nói chung trong một thời kỳ nhất định (Tháng, quý, năm).

Phòng kinh tế kỹ thuật: Lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động kinh tế, lập kế hoạch thi công các công trình. Kế hoạch cung ứng cấp vật tư, kế hoạch lao động, bố trí xe, máy, thiết bị phục vụ thi công công trình.

Phòng tƣ vấn xây dựng: Tư vấn xây dựng và tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Phòng kinh doanh: Phối hợp làm việc theo nhóm hoặc độc lập trong các dự án được giao, lập và thực hiện kế hoạch triển khai dự án đầu tư, chuẩn bị hồ sơ thầu, các thủ tục tham gia đấu thầu, trực tiếp tham gia triển khai dự án lập, hồ sơ dự thầu...

Phòng hành chính nhân sự: Phối hợp với các phòng, ban lập phương án tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức sắp xếp hợp lý các bộ phận, có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo lao động giải quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, các chính sách liên quan đến người lao động.

Các Đội thi công 1,2,3: Thực hiện thi công các công trình xây dựng cũng như các hạng mục công trình thuộc các dự án đã trúng thầu, đồng thời tiến hành nghiệm thu các khối lượng đã hoàn thành.

Đội giám sát công trình 1,2: Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, điều chỉnh tiến độ cũng như chất lượng công trình của các Đội thi công, quản lý nguyên vật liệu, vật tư xây dựng.

3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động chính của Công ty là: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Đầu tư phát triển nhà và văn phòng cho thuê; Kinh doanh bất động sản; Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, công trình bưu điện, cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp; San lấp mặt bằng, thi công nền móng công trình; Ngoài ra Công ty còn có các hoạt động kinh doanh khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.1.4. Quy trình hoạt động kinh doanh

Hình 3.2. Quy trình đầu tư kinh doanh chung

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Doanh thu của Công ty chủ yếu dựa vào việc nhận thầu thi công xây dựng các công trình và đầu tư vào các khu nhà, văn phòng. Công ty vốn là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa với thời gian hoạt động lâu năm nên uy tín càng được nâng cao. Các công trình do Công ty xây và kinh doanh là những công trình lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của khu vực Tây Hà Nội. Với xu thế hội nhập của nền kinh tế, xây dựng và bất động sản nắm giữ vai trò chính để tạo nên một xã hội có nền tảng cơ sở vật chất tốt, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Vì vậy mà trong những năm gần đây sự cạnh tranh trong ngành nghề này càng lớn và khốc liệt, lại đi cùng với khủng hoảng kinh tế nên Công ty có gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động tìm kiếm, nhận thầu dự án.

Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty theo những bước chính sau:  Bƣớc 1: Tìm kiếm, sàng lọc, thẩm định dự án

Đây là bước cơ sở tạo tiền đề cho quá trình hoạt động của toàn bộ bộ máy Công ty. NVKD sẽ kết hợp với bên tư vấn xây dựng để nghiên cứu thị trường, thẩm định và

B1: Tìm kiếm, sàng lọc, thẩm định dự án B2: Thiết kế xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án B3: Thi công công trình B4: Nghiệm thu, kiểm tra công trình, dự án B5: Báo cáo kết quả và bàn giao công trình hoặc tiến hành kinh doanh sản phẩm

nhận thầu các dự án, công trình có tính khả thi, có thể đem lại nguồn lợi lớn nhất cho Công ty, các công trình có tiềm năng, có tính bền vững sẽ được xem x t. Ở giai đoạn này, NVKD sẽ ký kết hợp đồng và chuẩn bị các bước cơ bản như xin các giấy ph p, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu,… cùng bên tư vấn xây dựng.

Bƣớc 2: Thiết kế xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án

Sau khi ký kết hợp đồng, NVKD sẽ lập thành các nhóm cùng với các phòng ban khác để triển khai thực hiện chi tiết dự án, công trình. Thiết kế kiến trúc, san lấp mặt bằng, lập các danh sách công việc cụ thể cho từng nhóm nhân viên.

Bƣớc 3: Thi công công trình

Bộ phận quản lý phụ trách thi công sẽ phân công công việc cho các Đội thi công. Công việc sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của các Giám sát viên. Dự án được thực hiện theo một quy trình và từng bước như trong kế hoạch đã đề ra trước đó.

Bƣớc 4: Nghiệm thu, kiểm tra công trình, dự án

Sau quá trình xây dựng cũng như thực hiện nhiệm vụ, công trình hoàn tất sẽ được ban quản lý cấp cao nghiệm thu, kiểm tra toàn diện. Xem x t các sự cố trong quá trình hoàn thành có ảnh hưởng tới chất lượng công trình; tổng kết các số liệu, báo cáo và các vấn đề tài chính liên quan đến công trình.

Bƣớc 5: Báo cáo kết quả và bàn giao công trình hoặc tiến hành kinh doanh sản phẩm

Báo cáo kết quả về tất cả các mặt của dự án cho Ban giám đốc. Sau đó Công ty sẽ bàn giao lại cho bên có trách nhiệm, quyền hạn như bàn giao nhà ở chung cư, nhà văn phòng cho chủ sở hữu,…và lập kế hoạch đầu tư kinh doanh chuyên sâu để khai thác các dự án, công trình để thu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)