Đánh giá về quản trị dòng tiền tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 94 - 96)

3.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Công ty Cổ phần phát triển Tây Hà Nội là một doanh nghiệp xây dựng lâu năm. Dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng qua 3 năm 2014 - 2016 Công ty vẫn cố gắng để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu tăng đều qua các năm. Nhất là vào năm 2015 không để lợi nhuận bị âm. Đây là một sự cố gắng không hề nhỏ để giữ vững niềm tin của cổ đông và các nhà đầu tư vào Công ty.

Các chính sách nới lỏng tín dụng làm doanh thu Công ty tăng, chứng tỏ chính sách hiện tại là hợp lý. Công ty áp dụng đa dạng các hình thức tín dụng cho khách hàng như giảm lãi suất mua nhà trả góp từ 14% xuống còn 13% hoặc 12% trong năm 2016 tùy theo từng hạn mức trả; hỗ trợ cho vay 70% giá trị căn hộ, lãi suất 9,9%/năm đầu, ân hạn trả nợ gốc 3 năm; đối với các khu nhà cho người thu nhập thấp người mua có thể bỏ trước ra một khoản tiền khoảng 10% để đặt cọc. Sau đó, ký giấy vay toàn bộ giá trị căn hộ và trả dần theo tháng. Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn và biến động theo từng chu kỳ xây dựng (bởi đặc thù Công ty là xây lắp). Đồng thời, Công ty cũng đã tận dụng được các khoản nợ phải trả người bán để làm sao vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp mà uy tín doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.

Khả năng chi trả của TSNH của Công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn khá linh hoạt, việc chuyển đổi và tính thanh khoản của TSNH cao. Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ mà không cần đến thanh lý hàng tồn kho.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Ngoài các kết quả mà Công ty đạt được trong việc quản trị dòng tiền thì kèm theo đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty giảm mạnh qua các năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gia

tăng các khoản chi phí nếu có những biến động bất thường trong hoạt động SXKD hàng ngày. Công ty cũng chưa có các mô hình dự báo tiền mặt để có mức dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp mình: cần đi vay bao nhiêu, thừa bao nhiêu, thừa thì đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất,…

Khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm dần qua 3 năm và đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ tiềm lực tài chính của Công ty không ổn định, gây nên sự mất cân bằng trong tổng tài sản của Công ty.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu so với mặt bằng chung còn thấp và tăng giảm thất thường, doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại sụt giảm và âm vào năm 2016 cho thấy Công ty quản trị dòng tiền này chưa có hiệu quả.

Việc quản trị chi phí của Công ty là vấn đề lớn cần quan tâm do chi phí qua 3 năm là tăng dần. Chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí hơn 90%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng tương đối từ 3% - 5% tổng chi phí doanh nghiệp.

Chính sách tín dụng làm cho khoản phải thu tăng nhanh, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tăng dần do đó Công ty nên có chính sách thu tiền hợp lý và kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi xảy ra.

Các nguyên nhân chính gây nên những hạn chế kể trên:  Nguyên nhân khách quan:

 Các công trình của Công ty hầu hết là thuộc nhà nước như Tòa nhà Viettel Sơn La, Trường trung học Lũng Vân, sân tennis công an Điện Biên,... nên việc giải ngân chậm tr gây ảnh hưởng không nhỏ tới dòng tiền.

 Sự bất lợi về thời tiết các năm gần đây gây khó khăn cho các công trình ở địa hình miền núi như Điện Biên, Sơn La, vành đai biên giới,...làm k o dài thời gian thi công, tăng chi phí giá vốn và chi phí nguyên vật liệu.

 Nguyên nhân chủ quan:

 Chính sách công ty, các chính sách tín dụng cho khách hàng làm tăng khoản phải thu (Công ty bán được hàng, ghi nhận doanh thu nhưng thực chất tiền chưa thu được hoặc chỉ thu được một phần).

 Các chi phí được chi ra nhưng chưa được ghi nhận do việc chậm tr trong hệ thống kiểm toán, kế toán, quản lý dòng tiền của công ty.

 Việc tăng đầu tư TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất cũng là điều khiến khoản mục tiền và tương đương tiền giảm mạnh.

 Hiệu quả quản lý doanh nghiệp chưa cao do còn mang nặng ảnh hưởng cung cách làm việc nhà nước nhiều khâu, nhiều thủ tục gây lãng phí và tốn k m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 94 - 96)