Các nhân tố tác động đến quản trị dòng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 48 - 49)

Sức khỏe tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào việc quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả. Trong thời điểm khó khăn, doanh nghiệp cần hành động một cách mau chóng, chính xác và hiệu quả. Mọi quyết định phải khách quan và thực ti n, không quyết định bằng cảm xúc, bằng những ước mơ nào đó mà phải bằng những con số thực tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho giai đoạn sau khủng hoảng. Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai, đầu tư kỹ năng cho nhân viên, đề cao vai trò của từng phòng ban, mỗi một bộ phận phải tạo ra giá trị lợi nhuận giúp doanh nghiệp tăng trưởng, kèm theo đó cũng cần biết và dự phòng đến các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền để có các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Các nhân tố tác động đến quản trị dòng tiền gồm nhân tố khách quan và chủ quan.

Nhân tố khách quan là trạng thái chung của nền kinh tế, các vấn đề của thị trường, các biến động cung cầu; đặc biệt là các biến động trong ngành,... sẽ tác động

đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng đến dòng tiền trong doanh nghiệp.

Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến thủ tục ngân hàng của công ty, bao gồm những thứ như báo cáo ngân hàng, kiểm tra thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí giao dịch, số dư tiền mặt,...

Nhân tố chủ quan:

 Hệ thống thông tin bên trong hay nội bộ doanh nghiệp là các bản ghi tài khoản phải nộp, kiểm tra văn bản, các tài khoản phải thu, số dư tiền mặt và giao dịch tiền mặt, các thông tin khác mà ảnh hưởng đến dòng chảy tiền mặt của công ty. Nó cũng bao gồm thông tin dự báo dòng tiền mặt với các chi tiết về kế hoạch điều hành, nhu cầu vốn, dự đoán tăng trưởng doanh số bán hàng, thay đổi nhân sự, chiến lược sáp nhập, mua lại,...

 Hệ thống quản lý dòng tiền nội bộ của doanh nghiệp bao gồm hệ thống giải ngân, thu tiền và quản lý tài sản. Hệ thống giải ngân chẳng hạn như các tài khoản tạm ứng, giải ngân hoặc kiểm soát tài khoản, hệ thống xử lý thanh toán. Hệ thống thu tiền chẳng hạn như hệ thống hộp khóa ở các ngân hàng, tài khoản tập trung, hệ thống thu thập từ xa và các chương trình liên quan làm việc hướng tới việc nhận được tiền một cách nhanh chóng. Hệ thống quản lý tài sản được thiết kế để chuyển khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt càng nhanh càng tốt.

 Hệ thống kiểm toán của doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo lượng tiền mặt có sẵn đủ để chi trả các hóa đơn; xác định sự tồn tại của bất kì khoản tiền mặt dư thừa nào có thể được đầu tư để tạo ra thu nhập cho công ty; ghi lại các tài khoản giao dịch tài chính; kiểm soát tiền mặt để loại trừ gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)