Quản trị dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 81 - 94)

3.3. Thực trạng quản trị dòng tiền ngắnhạn tại Công ty giai đoạn 2014-

3.3.2. Quản trị dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất vì nó được tạo ra bởi hoạt động kinh doanh chính của Công ty. Trên thực tế, nhiều Công ty đã phá sản vì quản lý không tốt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đặc biệt ở những Công ty non trẻ hoặc đang tăng trưởng. Ở những giai đoạn này dòng tiền ra thường lớn hơn dòng tiền vào. Tuy nhiên, việc này sẽ nguy hiểm nếu di n ra trong thời gian dài. Sau đây là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển Tây Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016.

Bảng 3.12. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và

doanh thu khác 60.833.819.768 776.318.925 3.238.558.972

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và

dịch vụ (42.984.522.464) 41.493.821.766 11.870.788.579

Tiền chi trả cho người lao động (17.814.247.458) (21.086.867.850) (1.374.086.757)

Tiền chi trả lãi vay (4.747.166.658) - (1.731.046.820)

Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (54.115.005) (752.583.348) - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6.737.147.626 (17.309.388.433) (2.755.526.736) Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (6.121.738.988) (13.039.713) (981.101.649)

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh (4.150.823.179) 3.108.261.347 8.267.585.589

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Từ bảng 3.12 ta thấy, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm dần đều từ năm 2014 đến năm 2016, nhất là trong năm 2016 dòng tiền là âm (- 4.150.823.179) thể hiện Công ty làm ăn không có hiệu quả, khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn là thấp, sức mạnh tài chính của Công ty là yếu và đặc biệt là cho thấy tiền của Công ty không đủ để trang trải các khoản vay, thanh toán cho nhà cung cấp, Công ty đang lâm vào tình ttrạng thiếu tiền.

Dòng tiền vào của Công ty bao gồm 2 khoản mục là: tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. Đây có lẽ là khoản thu cơ bản mà Công ty nào cũng có. Chỉ tiêu tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là dương và tăng mạnh trong năm 2016. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng, và các khoản tiền thu khác...) và tiền đã thu do được hoàn thuế, chỉ tiêu này biến động bất thường, giảm mạnh từ 2014 – 2015 và tăng vào 2016. Mặc dù doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2016 có tăng nhiều so với 2014, 2015 nhưng do năm 2016, Công ty phải chi trả một khoản lớn cho các khoản chiếm dụng vốn từ các năm trước vì thế dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2016 sẽ không cao như các năm trước.

Dòng tiền ra của Công ty bao gồm rất nhiều khoản như : tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tiền chi cho người lao động, chi lãi vay, nộp thuế và các khoản chi khác. Chỉ tiêu tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ căn cứ vào tổng số tiền đã trả (tổng giá thanh toán) trong kỳ cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả liên quan đến giao dịch mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới trả tiền và số tiền chi ứng trước cho người cung cấp. Theo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tiền chi cho người lao động của Công ty tăng lên hàng năm cũng là điều hợp lí. Năm 2015 là năm Công ty có nhiều công trình xây dựng, vì thế chi phí phát sinh về lãi vay tiền chi khác trong kinh doanh (kinh phí dự án, phí, lệ phí, thuế đất,…) và tiền nộp thuế TNDN đạt mức lớn nhất trong 3 năm. Mặc dù các khoản tiền ra của Công ty rất nhiều nhưng lưu chuyển tiền thuần của Công ty năm 2014, 2015 vẫn rất khả quan. Điều này thể hiện Công ty được sự tin dùng ủng hộ của khách hàng cũng như đạt được lòng tin của các nhà cung cấp, khiến cho công việc kinh doanh của Công ty hoàn toàn suôn sẻ thuận lợi trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

3.3.2.1. Quản trị doanh thu

Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội là Công ty thuộc lĩnh vực xây lắp nên Công ty có doanh thu chủ yếu từ hoạt động xây lắp và cho thuê nhà. Sau đây là số liệu chi tiết từng mục doanh thu của Công ty:

Bảng 3.13. Cơ cấu doanh thu của Công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Doanh thu hoạt động xây lắp 75.899.549.322 74.949.489.609 66.961.605.992 Doanh thu hoạt động cho thuê nhà 1.896.890.973 1.215.075.757 559.887.433

Doanh thu khác 1.904.861.103 148.758.220 30.909.091

Tổng doanh thu 79.701.301.399 76.313.323.586 67.552.402.516

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Qua bảng cơ cấu doanh thu 3.13, ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm. Vì trong giai đoạn này Công ty tập trung xây dựng công trình trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan và kho vật chứng CA Điện Biên, Trụ sở làm việc CA Điện Biên nên lượng tiền thu được từ xây dựng tăng cao. Thêm vào đó các công trình nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà chung cư giá rẻ trong giai đoạn này đang sốt nên doanh thu từ cho thuê khu nhà CT Tây Mỗ, CT Greenpark cũng tăng lên. Dù nền kinh tế vẫn đang khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng các hoạt động đầu tư để có thể đạt được doanh thu cao nhằm chi trả các chi phí tồn đọng.

Sau đây là bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị doanh thu của doanh nghiệp:

Bảng 3.14. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả quản trị doanh thu của Công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Suất hao phí của vốn lưu động so với doanh

thu thuần 255,73 263,24 192,29

(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 1,2)

Bảng 3.14 cho biết để đạt được một đồng doanh thu thuần, Công ty cần 192,29 đồng VLĐ vào năm 2014, cần 263,24 đồng vào năm 2015 và cần 255,73 đồng vảo năm 2016. Hệ số này của Công ty lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa cao, so với chỉ số này của VINACONEX năm 2014 là 20,56%; năm 2015 là 25,07% và năm 2016 là 6,68% [Bảng 3.10] càng thấy được sự yếu k m trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Dù nền kinh tế có sự phục hồi tăng trưởng so với các năm trước (tăng trưởng đạt 6% năm 2016) nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng khá thấp trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 4,74% (2016) nên

sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Những rủi ro bất thường trong quá trình xây lắp mà Công ty thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra Công ty còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như mưa bão, thời tiết khắc nghiệt…tại các công trình ở Điện Biên, Sơn La mà Công ty khó có thể lường trước được. Hơn nữa, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư…

3.3.2.2. Quản trị chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đối với các doanh nghiệp việc quản lý chi phí SXKD có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể nói rằng đây là một trong những bí quyết tăng lợi nhuận của Công ty. Vì thông qua việc phân tích chúng ta có thể nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực ti n và quản lý chi phí kinh doanh của Công ty, qua đó thấy được tình hình quản lý, thực hiện chi phí có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh và nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Đồng thời qua việc phân tích sẽ tìm ra được những điểm bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả.

Bảng 3.15. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Giá vốn hàng bán 74.526.245.158 73.012.512.226 62.493.967.756 - Giá vốn cung cấp dịch vụ

xây lắp 73.442.678.000 72.931.688.736 62.491.567.756

- Giá vốn khác 1.083.567.158 80.823.490 2.400.000

Chi phí bán hàng - - -

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.163.190.768 3.356.510.901 2.373.980.518 Tổng chi phí 149.052.490.316 146.025.024.452 124.987.935.512

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Tổng chi phí của Công ty tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân là do thị trường căn hộ, tình hình giao dịch không mấy khả quan khi các dự án giảm giá bán ồ ạt, các dự án

thuộc phân khúc cao cấp thật sự rơi vào khó khăn nhưng giá vốn dịch vụ lại tăng cao. Cụ thể ta có từng khoản mục như sau:

Chi phí giá vốn hàng bán liên tục tăng qua các năm chứng tỏ Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2014 là 62.493.967.756VNĐ, năm 2016 là 74.526.245.158VNĐ. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh thu tăng dẫn đến giá vốn tăng tương ứng. Kèm theo đó, do lạm phát thấp của năm 2016 (4,74%), với bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,4% đã tạo điều kiện để Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất - kinh doanh phát triển nên Công ty đã mạnh dạn đầu tư cũng như mở rộng các công trình của mình. Trong năm có nhiều kỳ nghỉ k o dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, r t đậm r t hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm ảnh hưởng đến các công trình gây tăng chi phí. Bên cạnh đó, chi phí doanh nghiệp là khoản rất cần thiết cho doanh nghiệp mặc dù tỷ trọng không lớn, đó là các khoản chi phí phục vụ cho điều hành và quản lý chung cho toàn doanh nghiệp. Sau đây là bảng chỉ tiêu phân tích một số khoản mục của Công ty:

Bảng 3.16. Chỉ tiêu phân tích một số chi phí của Công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Tỷ suất sinh lời của GVHB 0,43 0,04 1,53

Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN 7,71 0,85 40,16 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí 0,70 0,03 2,19

(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2)

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán của Công ty thay đổi qua các năm: Khi đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì Công ty thu được 1,53 đồng lợi nhuận gộp năm 2014. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán năm 2014 là cao nhất, chứng tỏ đây là năm Công ty đầu tư vào giá vốn hàng bán đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Do năm 2014 thị trường bất động sản đang dần phục hồi; nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh thương mại, diện tích văn phòng cho các Công ty vừa và nhỏ tăng nhanh; các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và các chương

trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở cũng được triển khai. Công ty có thêm cơ hội kinh doanh và tiêu thụ khu nhà ở của mình.

Năm 2014, tỷ lệ sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp đạt mức cao nhất 40,16%, chứng tỏ mức lợi nhuận tạo ra trong chi phí quản lý càng lớn, Công ty đã tiết kiệm được chi phí trong kỳ. Năm 2015 tỉ suất này là thấp 0,85% chứng tỏ mức đầu tư cho quản lý doanh nghiệp chưa tối ưu. Đối với tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí, khi Công ty đầu tư 100 đồng chi phí thì thu đc 2,19 đồng (năm 2014), 0,03 đồng (năm 2015) và 0,7 đồng (năm 2016) lợi nhuận kế toán trước thuế. Mức này có xu hướng giảm dần và khá thấp cho thấy việc sử dụng hiệu quả chi phí của Công ty chưa thật sự tốt.

3.3.2.3. Quản trị tiền và các khoản tương đương tiền

Thực tế cho thấy, tiền mặt là loại tài sản có tỷ lệ sinh lời rất thấp, hầu hết Công ty và khách hàng đều giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, do đó Công ty thường giữ lại một lượng tiền nhỏ để thanh toán hàng ngày, thanh toán lương cho công nhân hay tạm ứng,…

Bảng 3.17. Cơ cấu nguồn ngân quỹ của Công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền mặt 222.394.343 32 2.936.833.984 33,22 6.913.823.548 58,61 Tiền gửi ngân hàng 472.587.979 68 5.904.717.554 66,78 4.882.506.299 41,39 Tổng cộng 694.982.322 100 8.841.551.538 100 11.796.329.847 100

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội)

Từ bảng 3.17, ta thấy tiền mặt của Công ty nắm giữ chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số ngân quỹ và có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2014, số tiền mặt mà Công ty nắm giữ chiếm 58,61%, năm 2015 là 33,22% và năm 2016 là 32%. Tiền gửi ngân hàng lại tăng lên. Bởi lưu thông tiền mặt phát sinh nhiều bất cập, tiền được luân chuyển qua ngân hàng thì mọi hành vi, giao dịch thương mại sẽ được kiểm soát triệt để từ đó tránh được thất thu thuế, tạo được sự an toàn trong giao dịch. Lượng tiền và đương đương tiền của Công ty có xu hướng giảm. Điều này giúp giảm chi phí nắm giữ tiền mặt, chính là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, ngoài ra cũng làm

giảm tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên giảm lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng có mặt trái là giảm tính thanh khoản cũng như việc nhanh nhạy trong tình huống chi trả khẩn cấp,…Vì vậy, Công ty cần cân nhắc để đảm bảo tính an toàn và phù hợp trong các hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, tạo ra doanh thu là điều khó, nhưng thu được tiền mặt thì khó khăn hơn nhiều. Sau đây, ta đánh giá kỳ luân chuyển tiền mặt bằng chỉ tiêu hiệu quả của kỳ luân chuyển tiền mặt. Ta có công thức:

Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt = Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD

Doanh thu thuần

Bảng 3.18. Chỉ tiêu ngân lưu ròng của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

SXKD VNĐ (4.150.823.179) 3.108.261.347 8.267.585.589

Doanh thu thuần VNĐ 79.701.301.399 76.313.323.586 67.552.402.516

EBIT VNĐ 1.041.168.184 38.300.041 2.736.679.148

EAT VNĐ 264.751.126 28.725.031 754.224.246

EBIT/Doanh thu % 1,31 0,05 4,05

EAT/Doanh thu % 0,33 0,04 1,12

Hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt % (5,21) 4,07 12,24

(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2,3 )

Hiệu quả luân chuyển tiền thể hiện mức độ hiệu quả của chuỗi cung cấp tài chính trong Công ty bao gồm hiệu quả quản lý chi phí, quản lý khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho. Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy chỉ tiêu hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt 2 năm 2015, 2014 cao hơn 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu. Còn năm 2016 tỉ suất này lại thấp hơn là -5,21%. Ta có biểu đồ sau:

Đơn vị: %

Hình 3.4. Xu hướng tỷ lệ 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả luân chuyển tiền của Công ty

Bảng 3.19. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch 15-14 14-13

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,33 0,04 1,12 0,29 (1,08)

(Nguồn:Tổng hợp từ Phụ lục 1,2)

Năm 2014, ROS của Công ty bằng 1,12% trong khi hiệu quả kỳ luân chuyển tiền mặt là 12,24%, cao hơn rất nhiều so với ROS vì các khoản chi phí mà Công ty chi ra bằng tiền lại thấp hơn so với chi phí mà kế toán hạch toán, tức là Công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Sang năm 2015,cả ROS và hiệu quả kỳ luân chuyển tiền đều giảm đi, cụ thể là do lợi nhuận ròng năm 2015 giảm mạnh (- 725.499.215 VNĐ) so với năm 2014 nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu cũng vì thế mà giảm cùng và lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 81 - 94)