Giải pháp cho khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 110)

4.2. Giải pháp cải thiện công tác quản trị dòng tiền ngắnhạn ở Công ty

4.2.5. Giải pháp cho khoản phải thu

Công ty đang có khoản phải thu lớn nên cần cân nhắc khi cấp tín dụng. Nên áp dụng một số biện pháp như phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích khoản tín dụng được đề nghị và quản lý khoản phải thu. Khả năng tín dụng của khách hàng bao gồm: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ nhanh hay chậm,…để xác định thời gian tín dụng và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Phân tích khoản tín dụng thương mại được đề nghị như: quy mô tín dụng, khả năng sinh lời, rủi ro tín dụng, thời hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước môỵ phần giá trị hợp đồng,…Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng. Sau khi đã cấp tín dụng hình thành khoản phải thu thì phải theo dõi các khoản phải thu, đòi nợ kịp thời và có biện pháp xử lý nợ quá hạn. Đối với các khoản phải thu khó đòi nếu xảy ra là Công ty nên tính số nợ khó đòi để lập dự phòng. Mức dự phòng tối đa bằng 20% tổng nợ phải thu tại thời điểm cuối năm và Công ty không bị lỗ.

Duy trì lượng dự trữ tồn kho tối ưu, đáp ứng yêu cầu số vòng quay lớn và số ngày lưu kho nhỏ bằng việc cải tiến cơ cấu dự trữ. Cần có một tỷ lệ hợp lý cho các nguyên vật liệu sử dụng dựa trên nhu cầu xây lắp, sửa chữa. Sử dụng các biện pháp xúc tiến thương mại để bán hàng và giới thiệu Công ty tốt hơn trên thị trường.

Công ty cần chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch tài chính và ngân quỹ (bảng tài trợ) nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)