Tình hình tài sả n nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 61 - 71)

3.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn

3.2.1. Tình hình tài sả n nguồn vốn

Bảng 3.2 cho thấy quy mô tài sản của Công ty có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2015 tài sản tăng 40.115.754.337VNĐ tương ứng 43,92% so với năm 2014. Tài sản ngắn hạn tăng xấp xỉ 34.876 triệu đồng tương đương 49,41%. Nguyên nhân của việc tăng mạnh như vậy phần lớn là do sự tăng lên của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Bước vào năm 2014, thị trường bất động sản có sự phục hồi nhẹ cùng với

tăng trưởng trở lại của nền kinh tế mặc dù vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu khoảng giữa năm 2008, cơ cấu hàng hoá của thị trường bất động sản có sự thay đổi, k o theo việc năm 2014 Công ty có nhận nhiều công trình xây mới như Tòa nhà Viettel Sơn la, đường Vành đai biên giới, trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan,...Mà đây là các công trình có thời gian xây dựng trên một năm nên các dự án trên sẽ trở thành hàng tồn kho của năm 2015 khiến hàng tồn kho tăng cao, k o theo các khoản tạm ứng cho các cá nhân, các đội xây lắp cũng tăng lên.

Đến năm 2016 quy mô tài sản chỉ tăng 1.381.269.853VNĐ tương đương 1,05% so với năm 2015. Tài sản ngắn hạn tăng khoảng 757.829 triệu đồng tương đương 0,72% so với năm 2015. Mức tăng này là khá thấp. Tình hình như vậy một phần là do năm 2016, thị trường bất động sản gần như đứng im, không biến chuyển so với 2015. Bất động sản có xu hướng giảm giá, giá bán căn hộ giảm ở tất cả các phân khúc.Giao dịch trên thị trường vẫn tập trung ở phân khúc trung cấp và bình dân. Hầu hết các dự án có giá bán thấp,…Do vậy Công ty không nhận thêm nhiều công trình cũng như các dự án đầu tư lớn mà chỉ tập trung hoàn thiện và bàn giao các công trình dở dang trước đó, dẫn đến giảm hàng tồn kho, tiền cùng các khoản tương đương tiền cũng giảm, nên tài sản năm 2016 tăng rất ít là 1,05%.

Bảng 3.1. Tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2015 2014 Tài sản ngắn hạn 79,97 80,23 77,29 Tài sản dài hạn 20,03 19,77 22,71 Tổng tài sản 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.2)

Nhìn bảng 3.1 ta thấy cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng ổn định qua 3 năm. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2014 chiếm 77,29%, thấp hơn 2,94% so với năm 2015. Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2014 so với tổng tài sản là 22,71%, cao hơn 2,94% so với chỉ tiêu này năm 2015. Năm 2015, mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn là 60,46%. Điều này là d hiểu vì Công ty kinh doanh trên lĩnh vực xây lắp , ngoài đầu tư cho máy móc, thiết bị,…là các tài sản dài hạn của Công ty có giá trị lớn thì

Công ty sẽ phải đầu tư nhiều cho nguyên vật liệu, chi tiết xây lắp, các chi phí trên đất, nhất là việc ứng trước các khoản cho công nhân viên…là các tài sản ngắn hạn.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2016 tăng 0,26% so với năm 2015. Và tỉ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản cũng giảm tương ứng. Mức chênh lệch giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn năm 2016 là 59,94%. Công ty có xu hướng tập trung tăng dần tài sản dài hạn, đầu tư máy móc công nghệ xây dựng mới để nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư dài hạn vào các Công ty con để mở rộng quy mô nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Bảng 3.2. Bảng cấn đối kế toán - Tài sản của Công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2016 2015 2014 Chênh lệch 2016 và 2015 2015 và 2014 Số tiền % Số tiền % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 106.222.892.163 105.465.063.119 70.588.918.509 757.829.044 0,72 34.876.144.61 49,41

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 694.982.322 8.841.551.538 11.796.329.847 (8.146.569.216) (92,14) (2.954.778.309) (25,05) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 91.609.787 91.609.787 91.609.787 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 41.633.942.194 29.135.006.606 22.781.786.120 12.498.935.588 42,90 6.353.220.486 27,89 IV. Hàng tồn kho 36.734.039.348 42.429.417.665 21.965.233.179 (5.695.378.317) (13,42) 20.464.184.486 93,17 V. Tài sản ngắn hạn khác 27.068.318.512 24.967.477.523 13.953.959.576 2.100.840.989 8,41 11.013.517.947 78,93

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 26.606.591.821 25.983.151.012 20.743.541.285 623.440.809 2,40 5.239.609.727 25,26

I. Tài sản cố định 18.905.964.729 18.581.573.042 14.042.126.679 324.391.687 1,75 4.539.446.363 32,33 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 539.249.000 481.649.000 404.169.000 57.600.000 11,96 77.480.000 19,17 III. Tài sản dài hạn khác 7.161.378.092 6.919.928.970 6.297.245.606 241.449.122 3,49 622.683.364 9,89

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 132.829.483.984 131.448.214.131 91.332.459.794 1.381.269.853 1,05 40.115.754.337 43,92

Bảng 3.3. Tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2016 2015 2014

Tiền và các khoản tương đương tiền 0,65 8,38 16,71

Đầu tư tài chính ngắn hạn 0,09 0,09 0,13

Các khoản phải thu ngắn hạn 39,19 27,63 32,27

Hàng tồn kho 34,58 40,23 31,12

Tài sản ngắn hạn khác 25,48 23,67 19,77

Tài sản ngắn hạn 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.2)

Bảng 3.3 cho thấy mức tăng của tỷ trọng TSNH 2,94% trong năm 2015 so với 2014 chủ yếu là do sự gia tăng tỷ trọng của hàng tồn kho (tăng 9,11%), kế tiếp đó là tài sản ngắn hạn khác (tăng 3,9%). Hàng tồn kho tăng một phần do ảnh hưởng của lạm phát làm giá của các mặt hàng tăng cao khiến việc xây dựng khó khăn hơn so với năm 2014. Hơn nữa do thi công nhiều công trình (Tòa nhà Viettel Sơn La, Công tình Văn Phú, đường giao thông liên xã Minh Quang – Ba Vì, trường mầm non Tràng An,…) kèm theo việc luân chuyển vốn giữa các công trình, dự án gặp khó khăn, ảnh hưởng tiến độ thi công, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và gây cản trở trong việc tiếp cận nguồn vốn vay mới, làm tăng chi phí lưu kho và chi phí sử dụng vốn. Ngược lại, tiền và tương đương tiền có xu hướng giảm nhanh về tỷ trọng (giảm 8,33%). Lượng tiền giảm do Công ty giảm các khoản đầu tư ngắn hạn cũng như các khoản ký cược, ký quỹ,...

Năm 2016, tỉ trọng tài sản ngắn hạn là 79,97% giảm nhẹ so với năm 2015. Lý do chính là do Công ty đã giảm tỉ trọng lượng hàng tồn kho 13,42% so với 2015. Bởi trong năm 2016, Công ty đã giải quyết và bàn giao một số công trình lớn nhận thầu từ năm 2014, 2015 như Tòa nhà Viettel Sơn La để tránh tình trạng dàn trải vốn làm tăng chi phí quản lý cũng như chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tỉ trọng tiền và tương đương tiền cũng giảm 7,73% so với 2015. Điều này giúp Công ty giảm bớt các chi phí nắm giữ tiền nhưng cũng là mối lo ngại nếu không đáp ứng được các nhu cầu về việc thanh khoản. Ngoài ra ta thấy sự tăng lên về tỷ trọng của khoản phải thu (tăng 11,56%) do Công ty đã tăng tỷ trọng chủ yếu của khoản phải thu khách hàng và trả trước cho

người bán, đây là những khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty.

Nhìn chung so với một Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng đây là các mức tỷ trọng chưa phù hợp do tính chất công việc cần có lượng tài sản dài hạn như máy móc, thiết bị, xe vận tải,…lớn.

Bảng 3.5 cho thấy xu hướng thay đổi các khoản mục nguồn vốn của Công ty từ năm 2014 đến cuối năm 2016 nghiêng về sự gia tăng của nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu tăng ít đi chứng tỏ cần xem x t về khả năng tự chủ về tài chính của Công ty.

Để làm rõ hơn ta phân tích tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn.

Bảng 3.4. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2015 2014 Nợ phải trả 80,81 80,78 73,29 Nợ ngắn hạn 73,48 72,59 64,94 Nợ dài hạn 7,33 8,18 8,35 Vốn chủ sở hữu 19,19 19,22 26,71 Tổng cộng nguồn vốn 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.5)

Nhìn bảng 3.4 ta thấy, nhìn chung tỉ trọng nợ phải trả tăng, năm 2015 tăng 7,49% so với 2014 và chủ yếu là tăng nợ ngắn hạn cho thấy để tăng quy mô kinh doanh, Công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ. Việc tài trợ này không đem lại sự an toàn về mặt tài chính. Vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng giữa năm 2014 và 2015 là 3,58% chủ yếu do quỹ đầu tư phát triển tăng (tăng 37.711.212VNĐ tương ứng 51,63% so với 2014), và quỹ dự phòng tài chính tăng 30.168.270VNĐ, ứng với 54,17%. Ngoải ra còn có sự tăng lên của vốn đầu tư của chủ sở hữu. Các cổ đông lớn như Công ty CP BĐS TC dầu khí VN góp thêm 368.800.000VNĐ.

Bảng 3.5. Nguồn vốn của Công ty Chỉ tiêu 2016 (VNĐ) 2015 (VNĐ) 2014 (VNĐ) Chênh lệch 2016 và 2015 2015 và 2014 Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 107.335.206.924 106.181.369.015 66.939.864.975 1.153.837.909 1,09 39.241.504.040 58,62 I. Nợ ngắn hạn 97.598.097.924 95.423.593.343 59.309.337.082 2.174.504.581 2,28 36.114.256.261 60,89 1. Vay và nợ ngắn hạn 16.516.036.734 18.675.842.348 24.025.784.536 (2.159.805.614) (11,56) (5.349.942.188) (22,27) 2. Phải trả người bán 28.720.932.012 24.678.631.808 447.743.672 4.042.300.204 16,38 24.230.888.136 5411,78 3. Người mua trả tiền trước 14.499.832.873 27.226.019.439 6.335.726.000 (12.726.186.566) (46,74) 20.890.293.439 329,72 4. Thuế và các khoản phải nộp 5.706.565.970 1.994.908.485 3.703.248.974 3.711.657.485 186,06 (1.708.340.489) (46,13) 5. Phải trả cho người lao động 1.098.150.285 1.408.690.635 37.287.000 (310.540.350) (22,04) 1.371.403.635 3677,97 7. Các khoản phải trả phải nộp

khác 30.473.455.561 21.402.607.051 24.752.821.593 9.070.848.510 42,38 (3.350.214.542) (13,53) 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 23.443.577 36.893.577 6.725.307 (13.450.000) (36,46) 30.168.270 448,58

Chỉ tiêu 2016 (VNĐ) 2015 (VNĐ) 2014 (VNĐ) Chênh lệch 2016 và 2015 2015 và 2014 Số tiền % Số tiền % B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 25.494.277.060 25.266.845.116 24.392.594.819 227.431.944 0,90 874.250.297 3,58 I. Vốn chủ sở hữu 25.494.277.060 25.266.845.116 24.392.594.819 227.431.944 0,90 874.250.297 3,58

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 24.977.800.000 24.977.800.000 23.395.000.000 0 0 1.582.800.000 6,77 2. Thặng dư vốn cổ phần 63.115.000 63.115.000 63.115.000 0 0 0 0 3. Quỹ đầu tư phát triển 110.751.410 110.751.410 73.040.198 0 0 37.711.212 51,63 4. Quỹ dự phòng tài chính 85.864.846 85.864.846 55.696.576 0 0 30.168.270 54,17 5. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 256.745.804 29.313.860 805.743.045 227.431.944 775,85 (776.429.185) (96,36)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 132.829.483.984 131.448.214.131 91.332.459.794 1.381.269.853 1,05 40.115.754.337 43,92

Năm 2016 tỉ trọng nợ phải trả tăng 0,03% so với 2015, k o theo việc tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm tương ứng. Tỉ trọng nợ ngắn hạn giảm đi do việc giảm các khoản người mua trả tiền trước (giảm 12.726.186.566VNĐ tương ứng 46,74%). Nguyên nhân là do năm 2016, Công ty bàn giao cho khách hàng bên B các công trình đã hoàn thành (Sân Tennis công an Điện Biên, trạm BTS Viettel,…) và bàn giao nhà công trình CT Kim Mã cho các khách hàng đã ứng tiền trước. Và Công ty cũng thanh toán bớt tiền lương cho công nhân viên làm giảm khoản phải trả người lao động là 310.540.350VNĐ tương ứng giảm 22,04%. Tỉ trọng nợ dài hạn giảm do Công ty giảm các khoản vay và nợ dài hạn (giảm xấp xỉ 1.020 triệu đồng tương ứng 9,49%). Năm 2016 Công ty trả nợ dài hạn cho Ngân hàng Công thương 1.796.638.470VNĐ với khoản vay có hạn mức tín dụng là 20 tỷ đồng với mục đích bồi thường dự án xây dựng tòa nhà văn phòng và một số cá nhân khác.

Nhận x t chung: Nợ phải trả có xu hướng tăng cho thấy độ phụ thuộc về tài chính là tăng. Còn nợ dài hạn lại giảm trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng giảm cho thấy tuy mức độ phụ thuộc về tài chính có tăng song trong năm tới, khó khăn của doanh nghiệp về tài chính là giảm. Vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, lãi kinh doanh vẫn thu được, năng lực kinh doanh tăng, doanh nghiệp cần chú ý trả nợ dần, nếu không lâu dài sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Từ bảng tỷ trọng trên, ta có thể biểu di n cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội như sau:

Bảng 3.6. Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2016 2015 2014

Vay và nợ ngắn hạn 16,92 19,57 40,51

Phải trả người bán 29,43 25,86 0,75

Người mua trả tiền trước 14,86 28,53 10,68

Thuế và các khoản phải nộp 5,85 2,09 6,24

Phải trả cho người lao động 1,13 1,48 0,06

Chi phí phải trả 0,57 0 0

Các khoản phải trả phải nộp khác 31,22 22,43 41,74

Quỹ khen thưởng phúc lợi 0,02 0,04 0,01

Nợ ngắn hạn 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.5)

Trong các khoản nợ ngắn hạn, quy mô các khoản mục thành phần có sự thay đổi nhiều nhất là vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải trả phải nộp khác, chiếm hơn 50% năm 2014 và hơn 30% năm 2016. Công ty Cổ phần phát triển Tây Hà Nội là Công ty xây lắp nên có những khoản chi thường xuyên cho các đội xây lắp, các cá nhân, các đội sản xuất,… vì vậy mà các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng lớn là điều d hiểu. Năm 2014, Công ty nhận thầu, đầu tư, xây dựng nhiều công trình nhưng đến năm 2016 Công ty mới hoàn thành và nghiệm thu. Điều này giải thích cho việc các khoản phải trả người bán, phải trả lao động tăng lên năm 2015 và giảm dần vào năm 2016 nhưng vay và nợ ngắn hạn lại giảm dần qua các năm.

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải các loại tài sản, cho các hoạt động chủ yếu của Công ty nên phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn. Việc tài trợ ở Công ty từ các nguồn vốn là rất tốt, nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần thừa này Công ty giành cho sử dụng ngắn hạn. Về mối quan hệ của các chỉ tiêu cho thấy Công ty hiện đang phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, khả năng thanh toán không tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)