Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 75 - 78)

3.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn

3.2.3. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Dựa vào các báo cáo tài chính ở trên, ta có thể tính toán được các chỉ số tài chính, qua đó hiểu được rõ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán: Các chỉ tiêu này nhằm đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng trả nợ (khả năng thanh toán), cụ thể qua các chỉ tiêu sau đây:

Bảng 3.9. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty

Đơn vị : lần Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 16-15 15-14

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,09 1,11 1,19 (0,02) (0,08) Khả năng thanh toán nhanh 0,71 0,66 0,82 0,05 (0,16) Khả năng thanh toán tức thời 0,01 0,09 0,20 (0,09) (0,11)

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014

Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,05 1,2 1,21

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,77 0,79 0,7

Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,15 0,14 0,1

ROS % 7 4 5

Suất hao phí của VLĐ so với DT thuần % 6,68 25,07 20,56

Hệ số thu nợ Vòng 2,26 1,76 2,51

Thời gian thu nợ trung bình Ngày 161,37 207,56 145,22

(Nguồn Báo cáo tài chính của Tổng công ty VINACONEX )

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn hay Công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả cho khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn trong 3 năm có xu hướng giảm dần, năm 2014 là 1,19 năm 2016 là 1,09. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn giảm dần và luôn nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn (TSNH tăng 49,41% năm 2015 tương ứng với 60,89% tăng của nợ ngắn hạn và năm 2016 TSNH tăng 0,72% tương ứng 2,28% tăng của nợ ngắn hạn). Điều này thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chưa tốt. Cụ thể năm 2015 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,11 đồng và 1,09 đồng vào năm 2016 tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty lớn hơn 1 nhưng có xu hướng giảm đi so với 2014. So với chỉ tiêu này của Công ty cùng ngành – Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (VINACONEX) năm 2014 là 1,21; năm 2015 là 1,2 và năm 2016 là 1,05 [Bảng 3.10] thì chỉ tiêu của Công ty cũng khá hợp lý. Các hoạt động của Công ty khá an toàn, các nguồn tài sản ngắn hạn vẫn đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên Công ty nên có chính sách hợp lí để giữ cho chỉ số này không bị giảm dần về nhỏ hơn 1.

Khả năng thanh toán nhanh

Trong năm 2015 tài sản ngắn hạn tăng 49,41% so với 2014 và nợ ngắn hạn tăng 60,89%, do vậy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn. Nguyên nhân

TSNH tăng ít hơn nợ ngắn hạn là bởi Công ty đang có sự chuyển dịch cơ cấu tăng tài sản dài hạn, giảm TSNH để phù hợp hơn với cơ cấu của một Công ty xây dựng. Thêm vào đó do các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước năm 2015 tăng cao đã làm cho nợ ngắn hạn tăng nhanh. Điều này khiến cho hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm. Hệ số này của Công ty năm 2015 giảm 0,16 lần so với 2014, chủ yếu do hàng tồn kho tăng quá cao, 93,17% so với mức tăng của tài sản ngắn hạn là 49,41% năm 2015.

Năm 2016 TSNH tăng 0,72%, nợ ngắn hạn tăng 1,09%. Khả năng thanh toán nhanh có tăng 0,05 so với 2015. Hệ số thanh toán nhanh được đảm bảo bằng các khoản có tính thanh khoản cao. Trong năm 2016 hệ số này bằng 0,71 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn khi đến kỳ hạn trả nợ được đảm bảo bằng 0,71 đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Khi hệ số nhỏ hơn 1 sẽ mang tính rủi ro cao do việc chi trả khoản nợ còn thấp. So với chỉ tiêu này của Công ty VINACONEX (năm 2014 là 0,7; năm 2015 là 0,79 và năm 2016 là 0,77) [Bảng 3.10] thì chỉ tiêu của Công ty là tương đối. Vì vậy để duy trì chỉ số lớn hơn 1 Công ty cần cố gắng giảm lượng hàng tồn kho bằng cách thi công đúng tiến độ để có thể bàn giao công trình đúng hạn.

Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời bằng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2015 là 0,09 lần, năm 2014 là 0,2 lần giảm 0,11 lần. Hệ số này của Công ty luôn nhỏ hơn 1 và đây cũng là tình trạng chung của các Công ty xây dựng (như Công ty VINACONEX có hệ số năm 2014 là 0,1; năm 2015 là 0,14 và 2016 là 0,15) [Bảng 3.10]. Hệ số này giảm mạnh là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 giảm 25,05% trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 60,89%. Việc này giúp Công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Năm 2016 khả năng thanh toán tức thời giảm 0,09 lần so với 2015. Do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 92,14% trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 2,28%. Chỉ tiêu này đang giảm dần về 0 và luôn <1chứng tỏ Công ty không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Qua các hệ số trên ta có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty luôn giữ ở mức cao, đảm bảo thanh khoản. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của Công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Thế nhưng, chỉ số thanh toán tức thời còn thấp do vậy Công ty nên cân nhắc tăng lương dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương để đảm bảo những khoản thanh toán tức thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần phát triển tây hà nội (Trang 75 - 78)