5. Cấu trúc luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Tỷ lệ lấp đầy
Tỷ lệ lấp đầy của KCN là tỷ lệ % của diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của KCN.
Chỉ tiêu này đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của KCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự thành công trong việc khai thác sử
dụng diện tích đất giữa các KCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.
Công thức tính:
SCN đã cho thuê
Tỷ lệ diện tích được lấp đầy (%) = x 100%
Tổng SCN của KCN
2.3.2. Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xác hơn.
Công thức tính:
Tỷ lệ vốn đầu tư(triệu USD/ha hoặc tỷ đồng/ha)
Tổng vốn đầu tư (triệu USD hoặc tỷ đồng)
=
Tổng diện tích đất công nghiệp (ha)
2.3.3. Tỷ lệ % đóng góp GRDP
GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn. GRDP là giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm được sản xuất ra trên một địa bàn trong một khoảng thời gian (thường được tính trong một năm). Các sản phẩm này tính cả các sản phẩm của các công ty nước ngoài và các công ty nội địa bao gồm tất cả các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, du lịch...
Công thức tính:
% đóng góp GRDP
Tổng giá trị sản xuất của KCN
= x100%
GRDP
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của KCN vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GRDP. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của KCN đối với việc tăng trưởng GRDP và tăng trưởng kinh tế để từ đó có cách nhìn nhận đúng trong việc cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN.
2.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp.
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Có thể đánh giá bằng cách tính dựa trên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị sản xuất.
Công thức tính:
Tổng giá trị sản xuất (triệu USD hoặc tỷ đồng) Hiệu quả sản xuất =
Tổng diện tích đất KCN (ha)
Chỉ tiêu này giúp phản ánh, so sánh hiệu quả sản xuất giữa các KCN với nhau. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng đất KCN trong phát triển kinh tế, tăng sản phẩm xã hội so với sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.
2.3.5. Giá trị sản xuất bình quân của công nhân
Chỉ tiêu này đánh giá năng suất lao động của mỗi KCN, từ đó ta có thể so sánh giá trị sản xuất mà mỗi công nhân sản xuất giữa các doanh nghiệp và giữa các KCN với nhau.
Công thức tính:
Tổng giá trị sản xuất GTSX bình quân trên công nhân =
Chương 3