Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với KCN ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với KCN ở Phú Thọ

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong QLNN đối với các KCN của một số một số địa phương của Việt Nam, có thể rút ra các bài học cho tỉnh Phú Thọ như sau:

Một là, sớm quy hoạch, tạo điều kiện phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH- HĐH kinh tế địa phương.

Để thúc đẩy KCN phát triển, cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển KCN, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ.

Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà QLNN, quy hoạch công khai, rõ ràng, ổn định và cơ sở hạ tầng KT-XH đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển của các KCN ở địa phương.

Hai là, kinh nghiệm của các địa phương chỉ cho tỉnh Phú Thọ thấy rằng, trong việc tổ chức quản lý đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

- Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc đầu tư vào các KCN.

- Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước.

- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các DN vi phạm pháp luật.

- Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN. Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

- Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN.

Ba là, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc QLNN các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau:

- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích DN hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp.

- Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

- Thực thi một số biện pháp khuyến khích ưu đãi cho các DN hoạt động trong KCN, nhất là thuế.

- Thu hút được lượng lao động dồi dào, có kỹ năng. - Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh.

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và CN có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.

- Được các ngành khác hỗ trợ.

Bốn là, quá trình QLNN các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến KCN không thể vượt rào ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng linh hoạt để tăng sức hấp dẫn thu hút mạnh những nhà đầu tư chiến lược theo đúng những ngành sản xuất, kinh doanh mà quy hoạch chung của tỉnh yêu cầu.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay ra sao?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?

- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng một số thông tin thứ cấp: số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ, sự hình thành và phát triển của các KCN ở Phú Thọ, thực trạng QLNN ở các KCN ở Phú Thọ được thu thập thông qua tìm hiểu ở Tỉnh ủy, Phòng Nội vụ, các báo cáo; tài liệu, văn bản liên quan tới công tác quản lí nhà nước với các KCN; tổng hợp từ các báo cáo của UBND Tỉnh, các sở ban ngành liên quan, các báo cáo của BQL KCN và kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố... Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực tiễn vai trò của công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh từ đó đưa ra giải pháp phát huy tối đa năng lực điều hành, quản lý; đồng thời có những giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.

a. Phương pháp quan sát tại nơi làm việc

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, có 03 KCN đã và đang đi vào hoạt động đó là KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà.

Do vậy tác giả thực hiện quan sát tại BQL các KCN tỉnh và tại 03 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà; KCN Phú Hà).

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi cấu trúc/bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.

* Đối tượng điều tra

Là cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN đối với KCN, các chủ DN có DN đang hoạt động tại các KCN.

* Địa điểm và thời điểm điều tra:

+ Tại BQL các KCN tỉnh và tại các KCN trên địa bàn tỉnh (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà).

+ Thời gian điều tra của luận văn được tiến hành vào tháng 03 năm 2018. + Mẫu phiếu điều tra được kèm theo trong phụ lục thuộc luận văn này (xem phụ lục 1, phụ lục 2)

* Quy mô mẫu

Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát phiếu điều tra tại BQL các KCN tỉnh và tại các DN hoạt động sản xuất kinh doanh trên các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Theo Slovin (1984 - trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

N n =

(1+Ne2)

Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 95%, biên sai số 5%. Theo Nguyễn Văn Dung (2010), các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến độ tin cậy 95% hay 99%, tuy nhiên, mức tin cậy 95% hiện được sử dụng nhiều nhất.

- Quy mô mẫu, đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN đối với KCN. Theo số liệu báo cáo nhân lực của Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ có 117 cán bộ, công chức viên chức. Ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, mức sai số 5%. Áp dụng công thức trên ta có số mẫu cần lấy:

117

n = = 91

(1+117x(0.05)2)

Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là 91 mẫu.

- Quy mô mẫu, đối với chủ doanh nghiệp có doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN. Theo báo cáo của ban quản lý các KCN, tại 03 KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang đi vào hoạt động đó là KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà có 115 doanh nghiệp đang hoạt động. Ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, mức sai số 5%. Áp dụng công thức trên ta có số mẫu cần lấy:

115

n = = 89

(1+115x(0.05)2)

Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là 89 mẫu.

* Nội dung điều tra:

- Với đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp: nhận xét chung về công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh; Đánh giá việc lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch, kế hoạch; Nguyên nhân của việc lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch kế hoạch chưa tốt; Việc ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đối với KCN của tỉnh; Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Với đối tượng là chủ doanh nghiệp có doanh nghiệp đang hoạt động tại 03 KCN: Đánh giá về hiệu quả và chất lượng tổng thể của các dịch vụ về cơ sở hạ tầng do các cơ quan của tỉnh cung cấp (giao thông, điện nước, môi trường…); Đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu ở tỉnh của doanh nghiệp; So sánh như thế nào về môi trường kinh doanh ở Phú Thọ so với các tỉnh mà Doanh nghiệp đã tìm hiểu; Năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước đối với Khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ; Doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra bao nhiêu lần trong năm và do cơ quan nào thanh tra kiểm tra; mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và thủ tục hành chính nhằm thu hút các doanh nghiệp của tỉnh; Doanh nghiệp bạn hiện nay có cân nhắc mở rộng hay thay đổi địa điểm kinh doanh.

Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác quản trị nhân lực. Cụ thể:

- Từ các công trình nghiên cứu đi trước các văn bản pháp luật, tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận về khu công nghiệp và quản lý KCN như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của các KCN; Kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các KCN tại Việt Nam...

- Từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

* Xử lý số liệu ban đầu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu và xử lý ứng dụng Microsoft Office Excel 2010.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Từ những số liệu đã thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để loại bỏ những số liệu trùng, không chính xác. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau:

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ tài liệu, số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mô, quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo thời gian.

Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, số lớn nhất, nhỏ nhất và phần trăm để phân tích thực trạng.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Thông qua số bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng diện tích đất đai, dân số và lao động; kết quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước đối với các KCN qua các năm nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tỷ lệ lấp đầy

Tỷ lệ lấp đầy của KCN là tỷ lệ % của diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của KCN.

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của KCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự thành công trong việc khai thác sử

dụng diện tích đất giữa các KCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.

Công thức tính:

SCN đã cho thuê

Tỷ lệ diện tích được lấp đầy (%) = x 100%

Tổng SCN của KCN

2.3.2. Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xác hơn.

Công thức tính:

Tỷ lệ vốn đầu tư(triệu USD/ha hoặc tỷ đồng/ha)

Tổng vốn đầu tư (triệu USD hoặc tỷ đồng)

=

Tổng diện tích đất công nghiệp (ha)

2.3.3. Tỷ lệ % đóng góp GRDP

GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn. GRDP là giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm được sản xuất ra trên một địa bàn trong một khoảng thời gian (thường được tính trong một năm). Các sản phẩm này tính cả các sản phẩm của các công ty nước ngoài và các công ty nội địa bao gồm tất cả các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, du lịch...

Công thức tính:

% đóng góp GRDP

Tổng giá trị sản xuất của KCN

= x100%

GRDP

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của KCN vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GRDP. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của KCN đối với việc tăng trưởng GRDP và tăng trưởng kinh tế để từ đó có cách nhìn nhận đúng trong việc cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN.

2.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp.

Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)