5. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các KCN
1.1.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với KCN
1.1.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN
Theo quy định, BQL KCN cấp tỉnh trên địa bàn lãnh thổ chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các KCN trên địa bàn. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các cơ quan Chính phủ giải quyết.
+ Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN; chỉ đạo lập dự án thành lập KCN và xây dựng quy hoạch chi tiết KCN.
+ Chủ trì lập phương án và tổ chức thực hiện giải tỏa mặt bằng, tái định cư dân trong địa bàn cần giải tỏa; việc giao đất cho KCN và giao đất cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN phục vụ cho việc phát triển KCN.
+ Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài) và dự án nhóm C (đầu tư trong nước).
+ Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; Quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN.
+ Đôn đốc, kiểm tra công việc xây dựng các công tình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.
1.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý các KCN
KCN là một thực thể kinh tế phức tạp bao gồm không chỉ hoạt động sản xuất CN đơn thuần, mà còn chứa đựng nhiều hoạt động khác như thương mại, nhất là xuất, nhập khẩu, dịch vụ cho hoạt động CN như ngân hàng, đào tạo, tư vấn… Do đó, quản lý KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước, từ các cơ quan hoạch định luật pháp, chế độ, chính sách đến các cơ quan thực thi pháp luật, chế độ, chính sách và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Có thể thấy, KCN chịu sự chi phối của hầu hết các bộ luật, chịu sự quản lý các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, QLNN theo nghĩa rộng không phải đối tượng xem xét ở mục này. Ở đây, chủ yếu xem xét bộ máy quản lý KCN bao gồm:
Chính phủ là cơ quan thể chế hóa những chủ trương chính sách của Đảng, Quốc hội về phát triển KCN như quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, ưu đãi cho các DN đầu tư vào KCN; Ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các DN trong KCN…
Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, và trong một số trường hợp được Chính phủ ủy quyền cho quản lý trực tiếp một số nội dung, trong lĩnh vực quản lý và phát triển các KCN. Theo luật tổ chức chính phủ, luật đầu tư và luật DN, Bộ Kế hoạch và đầu tư quản lý KCN về các nội dung sau: Soạn thảo trình chính phủ các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh trong KCN; thẩm định và trình chính phủ cấp phép các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của chính phủ; giám sát thực hiện luật đầu tư và luật DN trong KCN; thẩm định quy hoạch và trình chính phủ phê duyệt quy hoạch KCN của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
UBND cấp tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện nhiệm vụ QLNN về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KCN, quản lý tài nguyên môi trường, quản lý và phát triển đô thị,
quản lý đất đai, lao động, thương mại, xuất- nhập khẩu, có trách nhiệm hướng dẫn hoặc ủy quyền cho BQL thực hiện một số nhiệm vụ QLNN đối với KCN.
BQL các KCN: thực hiện ủy quyền của Bộ kế hoạch và đầu tư và ủy quyền của UBND tỉnh trong việc quản lý trực tiếp KCN về các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tổ chức bộ máy, biên chế của ban và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và các yêu cầu đầu tư phát triển KCN.
1.1.3.3. Xây dựng hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ và thông qua các cơ chế chính sách đối với hoạt động của KCN
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của KCN
+ Xây dựng điều lệ quản lý KCN trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp điều lệ quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh thì trình Bộ kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Đối với quản lý điều lệ khu công nghệ cao thì do Bộ khoa học và Công nghệ và Môi trường phê duyệt.
+ Phê duyệt điều lệ quản lý KCN do BQL KCN cấp tỉnh trình theo điều lệ mẫu của Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành, về danh mục ngành nghề đầu tư và KCN, khu chế xuất theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại về thị trường.
- Cấp, điều chỉnh thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước liên quan
+ Cấp giấy phép thành lập các DN Việt Nam thuộc thẩm quyền theo quyết định hiện hành.
+ Đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Sở kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cho BQL KCN cấp tỉnh, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN; Đề nghị Bộ thương mại quyết định việc ủy quyền cho BQL KCN cấp tỉnh xem xét kế hoạch xuất nhập khẩu cho các DN KCN.
+ Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN.
+ Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.
- Quản lý thông qua các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư vào KCN Thứ nhất: Cơ chế ưu đãi về thuế
Nhà nước có thể sử dụng thuế và đầu tư nhà nước để khuyến khích các nhà đầu tư lấp đầy KCN. Công cụ thuế được sử dụng phổ biến nhất là miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các lô hàng nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư trong KCN và thuế thu nhập DN. Miễn và giảm thuế thu nhập DN thường được áp dụng cho các khoản đầu tư mới vào KCN. Tuy nhiên, sử dụng công cụ thuế nhập khẩu thường phức tạp vì khó kiểm soát mục đích các lô hàng nhập khẩu. Hơn nữa, miễn và giảm hai loại thuế này thường là chính sách khuyến khích đầu tư chung, được vận dụng cho KCN.
Công cụ đầu tư nhà nước thường dùng là tài trợ vốn để đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN. Có nhiều hình thức tài trợ như tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần, tài trợ bằng cấp vốn ngân sách, tài trợ bằng vay tín dụng ưu đãi… Nhà nước thường sử dụng đầu tư nhà nước để đẩy nhanh tiến độ xây dựng KCN. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào KCN bằng cách cung cấp dịch vụ hành chính công với giá rẻ, thuận tiện, đồng thời tích cực cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn. Đây là công cụ khả thi và có hiệu quả cao của Nhà nước. Bằng cách tập trung các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của các chủ đầu tư, dự án và DN trong KCN vào một đầu mối, tập trung tháo gỡ các ách tắc do tệ quan liêu trong quản lý hành chính của bộ máy QLNN và công chức liên quan đến KCN, hỗ trợ nhà đầu tư khi họ gặp khó khăn, tạo không khí thân thiện giữa cơ quan QLNN và nhà đầu tư, nhà nước có thể khuyến khích rất hiệu quả các nhà đầu tư vào các KCN. Nhiều nhà đầu tư coi trọng các hỗ trợ hành chính cao hơn cả ưu đãi thuế.
Nhà nước có thể sử dụng ngân sách cấp vốn hoặc sử dụng quỹ tín dụng nhà nước cấp vốn tín dụng ưu đãi cho DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và DN kinh doanh trong KCN. Thông qua sự hỗ trợ trực tiếp này các KCN có điều kiện hình thành nhanh hơn, thời gian đưa cơ sở hạ tầng trong KCN vào sử dụng ngắn hơn. Ngoài ra, thông qua các DN và kinh doanh KCN, Nhà nước có thể giảm giá thuê đất và phí cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư, nhờ đó lấp đầy KCN nhanh hơn.
Thứ ba: Chính sách ưu đãi về xúc tiến đầu tư
Nhà nước hỗ trợ các KCN tổ chức xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động quảng bá, thông tin về các KCN trên các trang website của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nhiều địa phương còn tổ chức các đoàn đi quảng bá ở nước ngoài cho các KCN của họ.
Thứ tư: Chính sách ưu đãi về đất đai và cơ sở hạ tầng
Nhà nước sử dụng chính sách đất đai để điều chỉnh quỹ đất, giá thuê đất trong KCN. Trước hết, nhà nước quy định việc xây dựng KCN phải tuân thủ quy hoạch vùng, phải quy hoạch tổng thể, dài hạn đất xây dựng các KCN. Thứ hai, Nhà nước can thiệp vào quá trình thu hồi đất và chuyển giao cho BQL KCN. Bởi vì, đất để xây dựng KCN thường là đất đai đang được dân cư sử dụng. Vì thế, để có thể có đất và sử dụng cho mục đích kinh doanh CN, thường phải tiến hành công tác thu hồi, tập trung và đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhà nước tác động đến quá trình này bằng các quy định về thu hồi đất, chính sách đền bù, chính sách tái định cư… Đối với những nước mà đất đai thuộc sở hữu toàn dân như nước ta thì nhà nước còn tác động vào khâu giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Những can thiệp của nhà nước kể trên vào thị trường đất đai tác động nhiều chiều đến KCN. Một mặt, QLNN đảm bảo việc sử dụng đất đai xây dựng KCN nằm trong quy hoạch chung về sử dụng đất, nhất là cân đối giữa quỹ đất của KCN và đất nông nghiệp. Mặt khác, những quy định phức tạp của nhà nước sẽ làm cho thị trường đất đai kém linh
hoạt, do đó quá trình hình thành KCN phụ thuộc rất lớn vào những quy định và tính tích cực của cơ quan nhà nước.
Thứ năm: Chính sách ưu đãi về nguồn nhân lực
Nhà nước quản lý lĩnh vực lao động việc làm của các KCN thông qua nhiều công cụ như quy định về tiền lương tối thiểu, khuyến khích các DN trong KCN đào tạo người lao động, tạo điều kiện để công nhân trong KCN có nhà ở, có dịch vụ về y tế, học tập, chế định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong KCN về các phương diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, quyền đình công, bãi công… Nhìn chung, các quy định QLNN trong lĩnh vực này rất phức tạp, luôn phải chịu sức ép từ hai phía là giới chủ đầu tư và người lao động. Cân bằng các quyền lợi đồng thời vẫn khuyến khích đầu tư. Khuyến khích các KCN hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn cho nền kinh tế là nhiệm vụ rất khó khăn của nhà nước trong khi sử dụng chính sách lao động việc làm tác động vào KCN.
1.1.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nhà nước thực hiện kiểm tra các KCN dưới hai góc độ: Kiểm tra DN, dự án đầu tư hoạt động trong KCN và kiểm tra việc thực hiện quy chế QLNN của các BQL KCN.
Nội dung và phương thức kiểm tra của nhà nước đối với các DN, dự án hoạt động trong KCN không khác với nội dung kiểm tra DN và đầu tư nói chung. Tuy nhiên, do các hoạt động CN và dịch vụ trong KCN tập trung với mật độ cao nên các hoạt động kiểm tra liên ngành có điều kiện và cần thiết phải phối hợp với nhau tránh gây cản trở không cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Nhà nước đặc biệt chú trọng kiểm tra về các mặt ô nhiễm môi trường, thuế, chế độ sử dụng lao động ở các DN trong KCN, bởi vì các hoạt động này tiềm ẩn khả năng lây lan và gây mất ổn định cao trong KCN. Ngoài ra, các hoạt động kiểm tra sử dụng đất đai trong KCN cũng được
tăng cường hơn các nơi khác để tránh nguy cơ lãng phí đất, sử dụng đất không đúng mục đích từ phía các nhà đầu tư.
Nội dung kiểm tra hoạt động của BQL KCN bao gồm kiểm tra của cấp trên đối với BQL và kiểm tra nội bộ. Một mặt, trong BQL phải có bộ phận thanh tra, kiểm tra nội bộ để đảm bảo hoạt động của ban đúng quy định của nhà nước. Mặt khác, UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư có chế độ kiểm tra việc thực hiện các chức năng được ủy quyền của BQL KCN nhằm đảm bảo kỷ cương, trật tự, hiệu lực, hiệu quả chung trong QLNN đối với KCN.
+ Giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch, quy trình quy phạm xây dựng, các quy định về lao động, môi sinh môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự trong KCN.
+ Cung cấp các văn bản do mình ban hành và các tài liệu, các thông tin liên quan đến KCN cho BQL KCN cấp tỉnh.
+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đơn sự.
+ Phối hợp với các cơ quan QLNN về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.