5. Cấu trúc luận văn
3.2. Thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
tại Phú Thọ, bao gồm:
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN triển KCN
Nhận thức vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách QLNN các KCN trong việc phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của Phú Thọ với các địa phương khác trong việc phát triển KCN, Phú Thọ đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các KCN đến năm
2020 trên địa bàn. Quy hoạch phát triển KCN Phú Thọ dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển CN và nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bước đầu tạo được bước đi phù hợp với khả năng của Phú Thọ về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.
- Về chiến lược: Chiến lược và quy hoạch phát triển CN tỉnh Phú Thọ đã đưa ra 02 nội dung chính về quy hoạch mạng lưới các KCN và sản phẩm CN của tỉnh cụ thế như sau:
Về mạng lưới các KCN chiến lược quy hoạch: Phát triển CN sạch, ít gây ô nhiễm, di dời các cơ sở sản xuất CN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các KCN, CCN tập trung. Quy hoạch các KCN, CCN làng nghề để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công mới và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề.
- Về quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát KCN: Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000 ha được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước và 03 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà) đã và đang được xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động và thu hút 115 nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất và kinh doanh trong KCN.
Các dự án đầu tư trong các KCN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: sản xuất, gia công cơ khí,điện, điện tử, dệt may,vải bạt, sản xuất đồ uống có ga, chế biến gỗ, chế biến chè, giày da, vật liệu xây dựng cao cấp ... Đa số các dự án đều triển khai nhanh, đúng mục tiêu, tiến độ đăng ký và sử dụng đất hiệu quả.
Bảng 3.3: Chi tiết công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017
Các KCN
Số lượng dự án (dự án)
Diện tích cho thuê (ha) Vốn đầu tư (tỷ đồng) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 KCN Thụy Vân 68 77 90 214,78 225,75 240,49 20.867 27.988 31.527 KCN Trung Hà 9 11 14 39,06 53,44 61,41 1.182 1.682 2.294 KCN Phú Hà 2 5 11 5,98 11,29 27,26 486 995 2.249 (Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng số liệu ta thấy: Các KCN trong 3 năm gần đây không thu hút được nhiều nhà đầu tư và vốn đầu tư vào KCN. Với KCN Thụy Vân diện tích cho thuê so với diện tích công nghiệp của KCN đã gần đầy, nhưng với KCN Trung Hà và KCN vẫn còn nhiều tiềm năng về đất, nhưng do hạn chế về vị trí địa lý xa trung tâm, đầu tư hạ tầng ban đầu vào KCN còn kém nên chưa thực sự thu hút được các nhà đầu đầu tư. UBND tỉnh Phú Thọ và BQL các KCN tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu các chính sách nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp hơn.
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch các KCN Tỉnh Phú Thọ
Tình hình triển khai các KCN như sau:
* KCN Thụy Vân:
KCN Thụy Vân thuộc địa bàn xã Thụy Vân, xã Thanh Đình và xã Vân Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 836/QĐ-TTg ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Thụy Vân có tổng diện tích đã điều chỉnh là 306 ha (Giai đoạn I: 71 ha, giai đoạn II: 82,5 ha, giai đoạn III: 153,33 ha) trong đó đất CN có thể cho thuê là 218,16 ha, đất xây dựng hạ tầng và các công trình phụ trợ là 87,84 ha. Chủ đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng KCN Thụy Vân được Thủ tướng Chính phủ giao công ty phát triển hạ tầng KCN tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 18/6/2001.
Việc đầu tư hạ tầng KCN Thụy Vân theo hình thức cuốn chiếu do ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn. KCN về cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giai đoạn I, hoàn thành các hạng mục công trình thiết yếu: san nền, hệ thống giao thông nội bộ, thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện giai đoạn 2 và 3, hệ thống kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 5000 m3/ngày đêm. Các hạng mục còn lại đang trong quá trình triển khai và hoàn thiện: Mặt đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải, vỉa hè, hệ thống cấp điện.
Hiện nay, KCN Thụy Vân có 90 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với 58 dự án trong nước và 32 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (Trong đó nhà đầu tư từ Hàn Quốc là 26 dự án, nhà đầu tư Trung Quốc là 05 dự án, nhà đầu tư Nhật Bản là 01 dự án). Các loại hình dự án đầu tư vào KCN gồm: sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch men, gạch không nung, gỗ ván ép); cơ khí, điện tử, sợi, dệt nhuộm; may mặc, bao bì và các sản phẩm từ nhựa; hoá chất ngành giấy (keo AKD, tinh bột biến tính); bao cao su, găng tay y tế...
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch KCN Thụy Vân
* KCN Trung Hà
KCN Trung Hà: Thuộc địa bàn 2 huyện Tam Nông và Thanh Thuỷ với quy mô diện tích 200ha, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tại Quyết định số 1954/QĐ-BXD ngày 20/10/2005 của Bộ Xây dựng với quy mô diện tích là 126,59ha. Do nhu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở rộng KCN lên quy mô 200 ha tại Công văn số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Ngày 20/6/2012, do hệ thống đường giao thông quốc gia qua khu vực quy hoạch thay đổi (hướng tuyến đường Hồ Chí Minh đã được điều chỉnh không đi qua cầu Trung Hà) và việc không đầu tư tuyến đê bao bảo vệ KCN, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1953/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Trung Hà tỷ lệ 1/2000.
Hiện nay đã đầu tư cơ bản các hạng mục công trình thiết yếu: bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, hệ thống giao thông trục chính, thoát nước mưa, cấp điện giai đoạn 1, cấp nước…; Đã lập dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 2000m3/ngày đêm.
Hiện nay, KCN Trung Hà có 14 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với 13 dự án trong nước và 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư Hàn Quốc). Các loại hình dự án đầu tư vào KCN gồm: sản xuất bia, may mặc, năng lượng, gốm sứ, gỗ ván ép, cửa nhôm, cửa cuốn và sơn.
* KCN Phú Hà
KCN Phú Hà, thị xã Phú Thọ thuộc Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Công văn số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh,bổ sung các KCN của tỉnh Phú Thọ vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam với diện tích 450 ha. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 thì KCN Phú Hà nằm trong “Vùng công nghiệp động lực” và phát triển thành Khu liên hợp Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị.KCN Phú Hà được xác định là một trong những động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội, đưa thị xã Phú Thọ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
KCN Phú Hà đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 1 với quy mô diện tích 350,09ha tại Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phú Hà giai đoạn 1 được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty Viglacera - CTCP tại Quyết định số 2787/QĐ-UBND ngày 11/11/2014. Ngày 27/01/2015 UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 178/QĐ-UBND về việc thành lập KCN Phú Hà, giai đoạn 1.
Hiện nay, KCN Phú Hà có 11 DN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với 01 dự án trong nước và 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (02 nhà đầu tư Nhật Bản và 08 nhà đầu tư Hàn Quốc). Các loại hình dự án đầu tư vào KCN gồm: linh kiện điện tử, may mặc, dây dẫn điện...
Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch KCN Phú Hà
Tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000 ha, tuy nhiên, mới chỉ có 3 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà) đã và đang được xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động, còn lại các KCN Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông còn đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ chế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bảng 3.4: Đánh giá tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ĐVT: ha STT Các khu công nghiệp Diện tích đất KCN đã cho thuê Tổng diện tích công nghiệp của KCN Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 KCN Thụy Vân 240,49 267,76 90,83 2 KCN Trung Hà 61,41 103,02 59,61 3 KCN Phú Hà 27,26 258,00 10,57
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Tỷ lệ lấp đầy của KCN Thụy Vân đạt 90,83%, tỷ lệ lấp đầy của KCN Trung Hà là 59,61% và của KCN Phú Hà là 10,57%. Thông thường, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 60% được coi là có hiệu quả, tuy nhiên nếu tỷ lệ lấp đầy quá cao cũng có nhiều hệ lụy, đó là việc khó khăn cho nhà quản lý trong việc quản lý doanh nghiệp hay ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, có thể đánh giá rằng KCN Trung Hà đang đạt tỷ lệ lấp đầy tương đối phù hợp, KCN Thụy Vân với một trong những ưu thế về vị trí địa lý đó là gần trung tâm thành phố Việt Trì nên thu hút được nhiều nhà đầu tư. Còn KCN Phú Hà tuy đã bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy hiện nay chỉ đạt 10,57%, điều này thể hiện KCN Phú Hà không thật sự được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư.
Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
STT Các khu công nghiệp Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng diện tích của KCN (ha)
Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất CN
(%)
1 KCN Thụy Vân 31.527,31 306 103,03
2 KCN Trung Hà 2.294,01 200 11,47
3 KCN Phú Hà 2.249,00 450 4,99
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích của KCN Thụy Vân đạt 103,03 tỷ đồng/ha, KCN Trung Hà đạt 11,47 tỷ đồng/ha, KCN Phú Hà đạt 4,998 tỷ đồng/ha. Như vậy có thể nói
KCN Thụy Vân là KCN có tính hấp dẫn thu hút vốn cao nhất rồi đến KCN Trung Hà và KCN Phú Hà có tính hấp dẫn thu hút vốn thấp nhất.
Bảng 3.6: Đánh giá tỷ lệ % đóng góp GRDP của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
ĐVT: tỷ đồng STT Các khu công nghiệp Tổng giá trị sản xuất của KCN GRDP của tỉnh Phú Thọ Tỷ lệ (%) đóng góp GRDP 1 KCN Thụy Vân 18.059 35.634,5 50,07 2 KCN Trung Hà 1.068 35.634,5 3,00 3 KCN Phú Hà 355 35.634,5 0,99
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả)
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ đóng góp của KCN Thụy Vân vào GRDP của tỉnh là rất lớn, chiếm đến 50,07%, điều này cho thấy năng lực đóng góp và tầm quan trọng của KCN Thụy Vân đối với sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GRDP tỉnh Phú Thọ. Các cơ quan hữu quan cần có cách nhìn nhận đúng đắn và đầu tư hơn nữa để KCN Thụy Vân phát huy thế mạnh đóng góp nhiều hơn cho tỉnh.
Bảng 3.7: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
STT Các khu công nghiệp Tổng giá trị sản xuất của KCN (tỷ đồng) Tổng diện tích của KCN (ha)
Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất CN
(tỷ đồng/ha)
1 KCN Thụy Vân 18.059 306 59,02
2 KCN Trung Hà 1.068 200 5,35
3 KCN Phú Hà 355 450 0,79
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, KCN Thụy Vân có hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt 59,016 tỷ đồng/ha. Con số có thể chưa phải là lớn so với các KCN trên cả nước, nhưng cũng là một con số đáng khích lệ và KCN Thụy Vân cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với KCN Phú Hà, tỷ lệ này là 0,7889 tỷ đồng/ha, có thể nói là kém hiệu quả, nguyên nhân một phần cũng do
KCN Phú Hà chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, các cơ quan hữu quan tỉnh Phú Thọ cần có nhận thức đúng đắn, nghiên cứu các biện pháp phù hợp để thu hút các nhà đầu tư vào KCN Phú Hà và KCN Trung Hà, không để tỷ lệ đất công nghiệp bị bỏ trống quá cao gây lãng phí tài nguyên.
Bảng 3.8: Đánh giá giá trị sản xuất bình quân/công nhân của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
ST T Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất của KCN (tỷ đồng) Tổng số công nhân (Người) Giá trị sản xuất bình quân/ công nhân (tỷ
đồng/người)
1 KCN Thụy Vân 18.059 24.38
8 0,74
2 KCN Trung Hà 1.068 992 1,07
3 KCN Phú Hà 355 5.170 0,07
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất bình quân của công nhân tại KCN Thụy Vân là 0,7405 tỷ đồng/người, con số này ở KCN Trung Hà là 1,0766 tỷ đồng/người và KCN Phú Hà là 0,0687 tỷ đồng/người. Ta có thể thấy giá trị sản xuất bình quân của KCN Trung Hà là cao nhất, của KCN Phú Hà rất thấp và có thể nói là không hiệu quả. Các DN cần chú trọng đầu tư sản xuất, quan tâm đến vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực để nâng cao giá trị sản xuất cho DN mình.