Tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000 ha, tuy nhiên, mới chỉ có 3 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà) đã và đang được xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động, còn lại các KCN Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông còn đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ chế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bảng 3.4: Đánh giá tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ĐVT: ha STT Các khu công nghiệp Diện tích đất KCN đã cho thuê Tổng diện tích công nghiệp của KCN Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 KCN Thụy Vân 240,49 267,76 90,83 2 KCN Trung Hà 61,41 103,02 59,61 3 KCN Phú Hà 27,26 258,00 10,57
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Tỷ lệ lấp đầy của KCN Thụy Vân đạt 90,83%, tỷ lệ lấp đầy của KCN Trung Hà là 59,61% và của KCN Phú Hà là 10,57%. Thông thường, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 60% được coi là có hiệu quả, tuy nhiên nếu tỷ lệ lấp đầy quá cao cũng có nhiều hệ lụy, đó là việc khó khăn cho nhà quản lý trong việc quản lý doanh nghiệp hay ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, có thể đánh giá rằng KCN Trung Hà đang đạt tỷ lệ lấp đầy tương đối phù hợp, KCN Thụy Vân với một trong những ưu thế về vị trí địa lý đó là gần trung tâm thành phố Việt Trì nên thu hút được nhiều nhà đầu tư. Còn KCN Phú Hà tuy đã bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy hiện nay chỉ đạt 10,57%, điều này thể hiện KCN Phú Hà không thật sự được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư.
Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
STT Các khu công nghiệp Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng diện tích của KCN (ha)
Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất CN
(%)
1 KCN Thụy Vân 31.527,31 306 103,03
2 KCN Trung Hà 2.294,01 200 11,47
3 KCN Phú Hà 2.249,00 450 4,99
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích của KCN Thụy Vân đạt 103,03 tỷ đồng/ha, KCN Trung Hà đạt 11,47 tỷ đồng/ha, KCN Phú Hà đạt 4,998 tỷ đồng/ha. Như vậy có thể nói
KCN Thụy Vân là KCN có tính hấp dẫn thu hút vốn cao nhất rồi đến KCN Trung Hà và KCN Phú Hà có tính hấp dẫn thu hút vốn thấp nhất.
Bảng 3.6: Đánh giá tỷ lệ % đóng góp GRDP của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
ĐVT: tỷ đồng STT Các khu công nghiệp Tổng giá trị sản xuất của KCN GRDP của tỉnh Phú Thọ Tỷ lệ (%) đóng góp GRDP 1 KCN Thụy Vân 18.059 35.634,5 50,07 2 KCN Trung Hà 1.068 35.634,5 3,00 3 KCN Phú Hà 355 35.634,5 0,99
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả)
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ đóng góp của KCN Thụy Vân vào GRDP của tỉnh là rất lớn, chiếm đến 50,07%, điều này cho thấy năng lực đóng góp và tầm quan trọng của KCN Thụy Vân đối với sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GRDP tỉnh Phú Thọ. Các cơ quan hữu quan cần có cách nhìn nhận đúng đắn và đầu tư hơn nữa để KCN Thụy Vân phát huy thế mạnh đóng góp nhiều hơn cho tỉnh.
Bảng 3.7: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
STT Các khu công nghiệp Tổng giá trị sản xuất của KCN (tỷ đồng) Tổng diện tích của KCN (ha)
Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất CN
(tỷ đồng/ha)
1 KCN Thụy Vân 18.059 306 59,02
2 KCN Trung Hà 1.068 200 5,35
3 KCN Phú Hà 355 450 0,79
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, KCN Thụy Vân có hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt 59,016 tỷ đồng/ha. Con số có thể chưa phải là lớn so với các KCN trên cả nước, nhưng cũng là một con số đáng khích lệ và KCN Thụy Vân cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với KCN Phú Hà, tỷ lệ này là 0,7889 tỷ đồng/ha, có thể nói là kém hiệu quả, nguyên nhân một phần cũng do
KCN Phú Hà chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, các cơ quan hữu quan tỉnh Phú Thọ cần có nhận thức đúng đắn, nghiên cứu các biện pháp phù hợp để thu hút các nhà đầu tư vào KCN Phú Hà và KCN Trung Hà, không để tỷ lệ đất công nghiệp bị bỏ trống quá cao gây lãng phí tài nguyên.
Bảng 3.8: Đánh giá giá trị sản xuất bình quân/công nhân của các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
ST T Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất của KCN (tỷ đồng) Tổng số công nhân (Người) Giá trị sản xuất bình quân/ công nhân (tỷ
đồng/người)
1 KCN Thụy Vân 18.059 24.38
8 0,74
2 KCN Trung Hà 1.068 992 1,07
3 KCN Phú Hà 355 5.170 0,07
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ năm 2017, kết quả tính toán của tác giả
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất bình quân của công nhân tại KCN Thụy Vân là 0,7405 tỷ đồng/người, con số này ở KCN Trung Hà là 1,0766 tỷ đồng/người và KCN Phú Hà là 0,0687 tỷ đồng/người. Ta có thể thấy giá trị sản xuất bình quân của KCN Trung Hà là cao nhất, của KCN Phú Hà rất thấp và có thể nói là không hiệu quả. Các DN cần chú trọng đầu tư sản xuất, quan tâm đến vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực để nâng cao giá trị sản xuất cho DN mình.
3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN
3.2.2.1.Ban quản lý các KCN Phú Thọ
KCN là một thực thể kinh tế phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác như CN, thương mại, dịch vụ cho hoạt động CN như ngân hàng, đào tạo, tư vấn...Do đó, QLNN các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước, từ các cơ quan hoạch định luật pháp, chế độ, chính sách, đến các cơ quan thực thi pháp luật, chế độ, chính sách và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Có thể thấy, KCN chịu sự chi phối của hầu hết các bộ luật, chịu sự quản lý các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương.
BQL các KCN tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 971/QĐ- TTg ngày 15/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ quan trực thuộc UBND
tỉnh Phú Thọ, thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh; Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2.2.2. Bộ máy hoạt động:
Bộ máy hoạt động của BQL các KCN Phú Thọ hiện nay gồm có 117 biên chế quản lý Nhà nước và biên chế sự nghiệp với 6 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban: