Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 112 - 115)

5. Cấu trúc luận văn

4.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và

chính sách phát triển KCN

Quy hoạch phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là một bộ phận trong tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ, thực chất là sự kết hợp giữa quy hoạch phát triển ngành gắn với vùng lãnh thổ. Do vậy,

quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật- xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, quy hoạch ngành, nghề đầu tư vào KCN, phương án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải… là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế hiệu quả của việc phát triển KCN, thậm chí còn gây ảnh hưởng và để lại hậu quả về lâu dài. Cụ thể:

* Quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của KCN

KCN phải là nơi tập trung thu hút các nhà đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh. Không quy hoạch KCN sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động phổ thông để giải quyết nhu cầu việc làm mà chỉ xây dựng KCN thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất ở KCN Thụy Vân (thuộc TP Việt Trì) để tránh những hệ lụy của việc di cư lao động gây mất an ninh trật tự, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Quy hoạch KCN xa đô thị cần đi kèm các điều kiện để hình thành các khu nhà ở và công trình phúc lợi công cộng như trạm y tế, chợ…

Quy hoạch một số KCN như KCN Hạ Hòa, KCN Cẩm Khê thành KCN phụ trợ chuyên cung cấp nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm… đây là những vùng có điều kiện hạ tầng còn yếu kém, thuộc vùng đất hoang hóa cằn cỗi nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân địa phương, tăng thu ngân sách địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH nông thôn.

* Quy hoạch các KCN phải tuân thủ quy hoạch phát triển của tỉnh trong từng thời kỳ

Quy hoạch phát triển KCN cần phải căn cứ vào tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của Phú Thọ trong từng thời kỳ. Căn cứ tình hình triển khai thực tế trên cơ sở đánh giá lại khả năng thu hút đầu tư, khả năng lấp đầy, mục đích hình thành của từng KCN, BQL các KCN cần chủ động tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô, diện tích và hoạt động của từng KCN nhằm đảm bảo

sự phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Các KCN đã đi vào hoạt động như KCN Trung Hà, KCN Phú Hà cần sớm hoàn chỉnh các hạng mục kết cấu hạ tầng như khu xử lý nước thải, đường giao thông nội bộ, tiếp tục hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đấu nối với hệ thống giao thông chính. Đối với KCN Thụy Vân thu hút đầu tư tốt, tỷ lệ lấp đầy đã đạt trên 90%, quỹ đất vẫn còn để phát triển có thể xem xét mở rộng KCN. Ngược lại, các dự án KCN không có hiệu quả có thể xem xét thu hồi tránh gây lãng phí.

* Quy hoạch xây dựng kỹ thuật ngoài hàng rào

Thực tế hiện nay tại Phú Thọ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào còn yếu kém và thiếu đồng bộ, nhiều công trình hạ tầng ngoài hàng rào như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước… đòi hỏi vốn lớn nên chưa triển khai được hoặc triển khai chậm. Do vậy, để xây dựng và phát triển các KCN đồng bộ, công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung và của từng huyện, thành, thị nói riêng cần đi trước một bước và mang tính chiến lược. Quy hoạch chi tiết KCN phải xác định rõ các điểm nối và trách nhiệm của đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, công ty phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương…)

Trước mắt, theo quy hoạch đã được duyệt, năm 2018 cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hạ Hòa, tham gia đề xuất UBND tỉnh phương án đầu tư xây dựng, hoàn thiện tuyến đường nối KCN Hạ Hòa với đường lên nút IC11. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch các KCN cho phù hợp với thực tế sử dụng đất và nhu cầu nhà đầu tư.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các DN hoàn thành xây dựng đi vào sản xuất, cho sản phẩm mới ra thị trường. Nâng cao vai trò quản lý về đầu tư xây dựng trong các KCN, kịp thời phát hiện và kết hợp xử lý những trường hợp vi phạm.

Giám sát việc vận hành và hiệu quả xử lý các công trình bảo vệ môi trường. Đặc biệt chú trọng các công trình xử lý chất thải của các DN phát sinh

chất thải lớn, chất thải đặc thù, các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Giám sát việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Vận hành hiệu quả nhà máy xử lý nước thải KCN Thụy Vân, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Tập trung củng cố công tác quản lý môi trường tạo tiền đề cho việc phát triển KCN đồng bộ.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các DN thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn thiết bị, hạn chế tối đa các nguyên nhân gây cháy nổ. Kiểm tra tất cả các DN hoàn thành xây dựng và đi vào sản xuất yêu cầu có đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường và PCCC dược duyệt mới được sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)