Xây dựng hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 91)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

3.2.3. Xây dựng hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận lợi, gọn nhẹ và

thông qua các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư vào KCN

3.2.3.1. Công tác xúc tiến thu hút đầu tư và thực hiện vốn đầu tư

* Công tác thực hiện vốn đầu tư

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nắm bắt tiến độ đầu tư xây dựng các dự án của DN trong các khu, cụm CN. Nắm bắt những thuận lợi, khó khăn để đề xuất chỉ đạo thực hiện.

Lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng các KCN Trung Hà, Thụy Vân; đẩy mạnh công tác tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công trình dự án đầu tư công.

Thực hiện xây dựng các dự án đầu tư công: Thực hiện quản lý Dự án Trạm bơm tiêu các xã Sai Nga, Sơn Nga, Thanh Nga và thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, Đường vào CCN Bạch Hạc; Hoàn thành thi công Tuyến đường ngang nối KCN Thụy Vân với xã Thanh Đình, tuyến đường N3 đến KCN Trung Hà bàn giao đưa vào sử dụng.

* Công tác xúc tiến thu hút đầu tư

Đối với các BQL các KCN Tỉnh Phú Thọ, nhằm tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ DN giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong các KCN, BQL khu đã tiếp xúc, làm việc với gần 100 nhà đầu tư, tổ chức xúc tiến đầu tư với cơ quan, DN nước ngoài tại Việt Nam và Hàn Quốc nhằm nghiên cứu, khảo sát đầu tư vào các KCN, CCN và đầu tư kết cấu hạ tầng KCN.

Bảng 3.10. Công tác xúc tiến đầu tư, tiếp xúc DN từ năm 2015 đến năm 2017

STT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2017/2016 (%) 1 Số buổi BQL KCN tiếp xúc, làm việc với DN nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc

89 95 98 106,74 103,16

2

Số buổi tiếp xúc làm việc với nhà đầu tư thực hiện công tác xúc tiến đầu tư

45 47 59 104,44 125,53

3

Số nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN sau thực hiện công tác xúc tiến đầu tư

11 14 21 127,27 150

4

Tỷ lệ đầu tư sau các buổi tiếp xúc của BQL KCN với DN (3/2*100%)

24,44 29,79 35,59

Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số liệu ta thấy, hàng năm BQL các KCN đều tổ chức các buổi tiếp xúc, làm việc với nhà đầu tư, năm sau số buổi tiếp xúc với DN nhiều hơn và tích cực hơn năm trước. Qua các buổi tiếp xúc, DN hiểu hơn những thuận lợi, khó khăn, những chính sách cụ thể khi DN đầu tư vào tỉnh Phú Thọ nói chung và từng KCN nói riêng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng, công tác..., trình độ QLNN đối với KCN trên địa bàn tỉnh chưa được các DN đánh giá cao nên tỷ lệ nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN còn thấp.

BQL các KCN Phú Thọ cũng đã tăng cường đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa bằng nhiều hình thức, ưu tiên thu hút các dự án sản

xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực dự án đặt biệt, các dự án có quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao, có khả năng thu nộp ngân sách và thân thiện với môi trường. Cập nhật và biên soạn, biên dịch mới sách quảng bá thông tin đầu tư theo quy định mới với 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung Quốc để quảng bá thu hút đầu tư. Duy trì cập nhật thường xuyên trang Website của Ban và cập nhật đầy đủ các thông tin về các KCN, CCN.

Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hấp dẫn. Cụ thể: - Cơ chế ưu đãi về thuế thu nhập DN:

Các dự án đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh: Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

Các dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ tại tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

- Hỗ trợ về tài chính:

Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, sau xây dựng cơ bản là 18 năm đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thuộc địa bàn: Cẩm Khê, Hạ Hoà.

- Cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu:

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào KCN: Cẩm Khê, Phù Ninh, Trung Hà, Hạ Hòa.

- Đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu: Hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D cho các DN xuất khẩu hàng hóa sang các nước Đông Nam Á. Giá trị xuất khẩu năm 2017 ước đạt gần 800 triệu USD, đạt 108,5% so với năm 2016 và đạt 105,5% so với kế hoạch năm.

3.2.3.2. Cấp, điều chỉnh thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước liên quan

Thời gian qua, BQL KCN đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông, thường xuyên rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Duy trì, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC qua bộ phận ‘‘Một cửa điện tử”.

Thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư sau cấp GCNĐKĐT các dự án. Cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong KCN; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong các KCN; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động; nhận báo cáo về tình hình ký kết sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp...

Trong năm 2015 tổng số hồ sơ đủ thủ tục quy định được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, chuyển phòng chuyên môn xem xét giải quyết là 215 hồ sơ trong đó 215 hồ sơ được trả đúng hạn, không có hồ sơ tồn đọng. Năm 2016 tổng số hồ sơ đủ thủ tục quy định được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, chuyển phòng chuyên môn xem xét giải quyết là 256 hồ sơ trong đó 256 hồ sơ được trả đúng hạn, không có hồ sơ tồn đọng. Năm 2017 tổng số hồ sơ đủ thủ tục quy định được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, chuyển phòng chuyên môn xem xét giải quyết là 245 hồ sơ trong đó 245 hồ sơ được trả đúng hạn, không có hồ sơ tồn đọng.

Trong luận văn này, tác giả đề cập đến quy trình thực hiện công tác ra quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của BQL các KCN và UBND tỉnh Phú Thọ. Đối với quy trình thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ, Quốc hội, BQL các KCN tỉnh Phú Thọ thực hiện theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành

chính và Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/20174 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

Các thông tin về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện, lệ phí, mẫu đơn mẫu tờ khai... đều được BQL các KCN tỉnh đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ban nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận, theo dõi và thực hiện.

Sơ đồ 3.2.Quy trình ra Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp GCNĐKĐT)

(Nguồn: Quyết định 1600/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ)

- Thủ tục cấp GCNĐKĐT đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, sau khi Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định, tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, BQL các KCN cấp GCNĐKĐT cho nhà đầu tư; Đối với Thủ tục cấp GCNĐKĐT đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, sau khi Nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ theo quy định, sau khi UBND

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho BQL các KCN tỉnh BQL các KCN lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan BQL nhận hồ sơ thẩm định của các cơ quan liên

quan

Cơ quan quản lý đất đai trích lục bản đồ, thông tin quy hoạch

BQL các KCN lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh UBND tỉnh ra quyết định

chủ trương đầu tư (hoặc nêu rõ lý do từ chối)

Tối đa 3 ngày làm việc

Tối đa 15 ngày

Tối đa 7 ngày làm việc T ối đ a 25 n gà y T ối đ a 5 ng ày là m v iệ c

tỉnh ra quyết định đầu tư, tối đa 5 ngày làm việc, BQL các KCN cấp GCNĐKĐT cho Nhà đầu tư. Đối với thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư, sau khi Nhà đầu tư trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BQL các KCN điều chỉnh GCNĐKĐT cho Nhà đầu tư. Đối với thủ tục cấp lại GCNĐKĐT, sau khi Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại GCNĐKĐT, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, BQL các KCN cấp lại GCNĐKĐT cho Nhà đầu tư. Đối với thủ tục tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, ngay sau khi nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho BQL các KCN ghi nhận tình trạng hoạt động của dự án...

Sơ đồ 3.3. Quy trình Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT

(Nguồn: Quyết định 1600/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ)

- Đối với thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại KCN thuộc thẩm quyền quản lý của BQL các KCN: Trước ít nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho BQL các KCN, tối đa 07 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ, BQL các KCN cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài hoặc nêu rõ lý do từ chối. Nhà đầu tư nộp hồ sơ BQL các KCN lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan Nhận ý kiến của các cơ quan BQL các KCN Lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh

Tối đa 3 ngày làmviệc

Tối đa 10 ngày làm việc

UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh chủ

trương đầu tư

Tối đa 5 ngày

làm việc T ối đ a 5 ng ày là m vi ệc

3.2.3.3 Công tác quản lý, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nắm bắt tình hình DN gặp khó khăn phải chuyển nhượng tài sản, nợ thuế, tiền thuê đất, tạm dừng sản xuất, gặp hỏa hoạn... Các phòng ban có chức năng đã đề xuất phương án giải quyết, hỗ trợ kịp thời.

Định kỳ tổ chức hội nghị giao ban nhằm tiếp xúc, giải quyết kiến nghị của các DN hoạt động tại các KCN, CCN.

Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn về Luật Lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động cho DN. Cấp Giấy phép lao động qua mạng điện tử cho người nước ngoài; phối hợp thanh kiểm tra tình hình thực hiện chính sách phát luật lao động, giải quyết ngừng việc tập thể tại các DN.

Bảng 3.11. Công tác phối hợp tập huấn các vấn đề phát sinh cho các DN KCN từ năm 2015 đến năm 2017

STT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1

Số buổi tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy (Phối hợp với Công an PCCC tỉnh)

3 3 5 100 166,7

2

Số buổi tập huấn về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội (Phối hợp với Sở Lao động, TB&XH)

2 4 4 150 100

3

Số buổi tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (Phối hợp với Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm- Sở Y tế)

2 3 3 150 100

(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng số liệu ta thấy, công tác phòng cháy chữa cháy được BQL các KCN tỉnh và các DN rất quan tâm. Tại buổi tập huấn, bên cạnh việc cung cấp những thông tin về một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua, giảng viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về công tác PCCC, các nguyên nhân gây ra cháy nổ, một số biện pháp PCCC tại cơ quan, DN, gia đình và được hướng dẫn sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, những kỹ năng thoát hiểm, biện pháp chữa cháy...

Bảng 3.12. Công tác phối hợp của các DN để giải quyết các vấn đề phát sinh cho các DN trong các KCN từ năm 2015 đến năm 2017

STT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số DN được mời Số DN tham gia Số DN được mời Số DN tham gia Số DN được mời Số DN tham gia 1 Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy 79 68 93 84 115 101 2 Tập huấn về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội

79 62 93 57 115 96 3 Tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 79 58 93 77 115 90 Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ

Nhằm cung cấp kiến thức về an toàn thực phẩm, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, BQL các KCN tỉnh đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y Tế tỉnh tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, giúp cho người học dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, được trao đổi cách phân biệt các loại thực phẩm nhiễm độc và các loại thực phẩm không nhiễm độc. Qua đó giúp họ nhận biết ba mối nguy có thể gây ô nhiễm thực phẩm như: ô nhiễm sinh học, ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm vật lý; Để tạo điều kiện cho các DN cập nhật, nắm vững và thực hiện đúng các quy định mới nhất liên quan đến chính sách lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội, cũng như giải đáp các thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, hàng năm BQL các KCN đều phối hợp với BHXH tỉnh Phú Thọ tổ chức các lớp tập huấn cập nhật các chính sách mới nhất về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội tác động đến xây dựng chi phí, giá thành sản phẩm.

Trong năm 2017, Công ty cổ phần gạch men Tasa đề xuất hỗ trợ bổ sung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát Granit số 2 tại KCN Thụy Vân, để hạn chế việc chậm trễ trong khởi công xây dựng dự án làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sản lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp

cũng như nguồn thu ngân sách của tỉnh BQL các KCN đã có văn bản đề xuất với UBND tỉnh đôn đốc các sở ban ngành liên quan để Nhà đầu tư sớm khởi công xây dựng nhà máy và đưa dự án vào hoạt động trong năm 2018; Trong năm, BQL các KCN cũng đã có văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ đề nghị Hỗ trợ Công ty TNHH JNTC Vina thực hiện dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Thụy Vân- được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là DN Công nghệ cao, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đồng ý hỗ trợ tiền thuê đất để thực hiện đúng cam kết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc khuyến khích các DN công nghệ cao đầu tư tại tỉnh góp phần cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)