5. Cấu trúc luận văn
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các KCN tại Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với KCN, KCX của một số tỉnh trong nước trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm QLNN đối với KCN, KCX ở Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các KCN sớm nhất cả nước. Theo BQL các KCN Đồng Nai, tính đến năm 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh là hơn 15.400 tỷ đồng (chưa tính đến nguồn vốn đầu tư nhà xưởng xây sẵn); trong đó, đầu tư hạ tầng có số vốn lớn nhất là KCN Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch) gần 5.000 tỷ đồng, tiếp đến là KCN Long Đức (huyện Long Thành) gần 1.300 tỷ đồng, KCN Amata (TP.Biên Hòa) 980 tỷ đồng, KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom) 930 tỷ đồng...Trong gần 10 tháng đầu năm 2017, các DN đã đầu
tư hơn 1.450 tỷ đồng vào các KCN trên địa bàn tỉnh để xây dựng các hạng mục hạ tầng, nhà xưởng làm sẵn cho thuê.
Việc sử dụng đất vào phát triển KCN Đồng Nai đạt hiệu quả cao, tỷ lệ sử dụng đất tự nhiên của 31 KCN chiếm 1,6% diện tích đất của tỉnh, đóng góp trên 40% GDP của tỉnh. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của KCN cao hơn nhiều so với các ngành khác. Mặt khác, các KCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu được sử dụng từ đất đồi bạc màu; các khu đất không phải là đất chuyên trồng lúa nước và không phải là khu vực có các điểm khoáng sản; khu vực có dân cư thưa thớt, tọa lạc trên các khu đất canh tác và phần lớn là nhà tạm, không có công trình kiên cố…
Những năm gần đây, Đồng Nai đã đạt kết quả cao trong việc thu hút vốn FDI cho công nghiệp, đặc biệt là trong các KCN. Với tiềm lực đầu tư lớn, khu vực FDI đã phát triển thêm nhiều ngành sản xuất mới và tạo ra bước chuyển biến đáng kể về trình độ công nghệ và quản lý. Hiện có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Đồng Nai, một số tập đoàn lớn và các công ty có thương hiệu lớn trên thế giới đã chọn Đồng Nai là điểm đến đầu tư như: Pouchen, CP, Nestle’, Hyosung, Formosa… Các dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai có ngành nghề đa dạng, với qui mô và trình độ công nghệ khác nhau, theo đúng định hướng như ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, sản xuất chi tiết máy móc thiết bị. Các dự án đầu tư vào các KCN có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến môi trường.
Về công tác bảo vệ môi trường, qua gần 20 năm hoạt động, đến năm 2014, trong 31 KCN có tổng lượng nước thải thực tế là 55.368 m3/ngày đêm; trong đó có 28 KCN đã cơ bản xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 117.500 m3/ngày.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đồng Nai đã gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN như: Một số KCN còn gặp
nhiều khó khăn trong công tác triển khai xây dựng hạ tầng do vướng việc giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng các công trình trong và ngoài hàng rào phục vụ cho các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như không theo kịp tốc độ phát triển của các KCN; thể hiện rõ nhất là về tình hình giao thông, hạ tầng và tình trạng cung cấp điện, nước; Trong quá trình thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng đã đưa ra các phương án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó có việc lựa chọn thu hút đầu tư các dự án vào KCN như thu hút dự án công nghệ cao; công nghiệp cơ khí; dự án có suất đầu tư lớn, ít chiếm diện tích, sử dụng ít lao động; Công tác quản lý môi trường trong các KCN trong việc kiểm soát nước thải: thời gian đầu do chú trọng ưu đãi thu hút đầu tư nên chưa quan tâm đến yếu tố môi trường, do đó đòi hỏi cần có sự lựa chọn dự án đầu tư ít ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa thống nhất trong việc giao cơ quan quản lý về lĩnh vực môi trường trong KCN và cũng chưa phát huy tinh thần “một cửa” tại KCN.
Để khắc phục các nhược điểm trên và tiếp tục phát triển hiệu quả các KCN, gần đây Đồng Nai đã xây dựng các quan điểm và vạch ra lộ trình cụ thể để xây dựng các KCN theo hướng nâng cao chất lượng và hướng về phát triển bền vững. Cụ thể:
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quản lý và phát triển các KCN, hoàn thiện mô hình quản lý “Một cửa, tại chỗ” của BQL các KCN cấp tỉnh. Việc thay đổi luật pháp ngày càng hoàn chỉnh là cần thiết nhưng phải đảm bảo có sự ổn định, điều chỉnh theo tiến độ, lộ trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư.
Quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng, gắn kết giữa KCN với bên ngoài và với các địa phương khác. Ưu tiên ngân sách thu từ sự đóng góp của các DN KCN để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN phục vụ các DN KCN.
Một số quy định cần xem xét, bổ sung như: hướng dẫn xử lý về giải quyết tồn đọng của dự án, xóa tên dự án, các cơ quan thuế, hải quan, bảo hiểm
xã hội có hướng xử lý về xóa nợ tồn đọng; có sự điều tiết về giá thuê đất trong KCN để tạo thuận lợi cho DN trong nước đầu tư vào KCN.
1.2.1.2. Kinh nghiệm QLNN đối với KCN ở Bình Dương
KCN đầu tiên của Bình Dương là khu là Sóng Thần 1 được hình thành từ năm 1995 với tổng diện tích là 180 ha. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tính đến nay, Bình Dương đã có khoảng 28 KCN với tổng diện tích quy hoạch là gần 9.500 ha, trong đó có khoảng 26 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích là 8.871 ha.Hiện các KCN của tỉnh cũng đã thu hút được khoảng 2.025 dự án đầu tư của các doanh nghiệp DN, trong đó có khoảng 464 dự án của DN trong nước cùng với tổng vốn đầu tư là 40 nghìn tỷ đồng và khoảng 1.561 dự án được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) với tổng số vốn gần 15,8 tỷ USD, chiếm khoảng 65,3% trên tổng nguồn vốn gần 24,2 tỷ USD được đầu tư vào tỉnh.
Trong việc phát triển KCN, gian nan nhất chính là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Kinh nghiệm từ thực tiễn của tỉnh Bình Dương chính là tạo sự đồng thuận, bảo đảm thật hài hòa về lợi ích. Để làm được KCN, công tác quy hoạch đã được Bình Dương tính toán kỹ trên tất cả các phương diện hiệu quả kinh tế, kết hợp hài hòa với rất nhiều các yếu tố xã hội, bảo đảm được đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân của vùng bị giải tỏa phải tốt hơn so với trước khi tiến hành làm KCN.
Việc phát huy những tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, về sự năng động, sáng tạo của rất nhiều các chủ đầu tư, DN trong toàn KCN, sự chỉ đạo, quản lý điều hành của tỉnh cũng sẽ đưa các KCN Bình Dương tiếp tục phát triển rất nhanh và bền vững. Trong thời gian tới, Bình Dương cũng đã đề ra một số định hướng phát triển các KCN như sau:
Phát triển tất cả các KCN theo hướng nhanh và bền vững; thu hút nhiều dự án đầu tư theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, ứng dụng cả công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tuyển công nhân thường xuyên, tỷ lệ nội địa cao, ít thâm dụng lao động.
Ưu tiên tới các ngành CN hỗ trợ có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất các sản phẩm toàn cầu; các ngành CN đầu ngành mũi nhọn: điện, điện tử, viễn thông, tin học, công nghiệp cơ khí… đặc biệt là ưu tiên hàng CN xuất khẩu và hàng xuất khẩu có tỷ lệ nội địa cao.
Củng cố việc hoạt động và nâng cao hiệu quả của các KCN; hoàn thiện, đảm bảo được hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng trong các KCN với vùng Đông Nam bộ, các Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam một cách đồng bộ và có hiệu quả.
Bố trí hợp lý và phân khu chức năng trong từng KCN, đầu tư tập trung và đồng bộ về các ngành sản xuất, dịch vụ, nhà ở trong và ngoài các KCN.
Phấn đấu lấp đầy các KCN ở vùng phía Nam của tỉnh và phát triển các KCN ở các huyện, các thị phía Bắc: Bến Cát, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và cả Phú Giáo một cách hợp lý nhất; điều chỉnh mở rộng diện tích 3 KCN tăng thêm khoảng tầm 2.087 ha; bổ sung quy hoạch và thành lập mới khoảng 11 KCN. Đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh sẽ có 35 KCN với tổng diện tích gần 13.764,8 ha.
Từng bước chuyển đổi công năng KCN ở các thị xã phía Nam của tỉnh theo hướng phát triển CN công nghệ cao nhất, CN phụ trợ, đô thị và dịch vụ.
Phát triển KCN gắn liền với phát triển KT-XH và việc bảo vệ môi trường, đảm bảo việc làm ổn định cho người dân, đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với KCN ở Phú Thọ
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong QLNN đối với các KCN của một số một số địa phương của Việt Nam, có thể rút ra các bài học cho tỉnh Phú Thọ như sau:
Một là, sớm quy hoạch, tạo điều kiện phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH- HĐH kinh tế địa phương.
Để thúc đẩy KCN phát triển, cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển KCN, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ.
Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà QLNN, quy hoạch công khai, rõ ràng, ổn định và cơ sở hạ tầng KT-XH đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển của các KCN ở địa phương.
Hai là, kinh nghiệm của các địa phương chỉ cho tỉnh Phú Thọ thấy rằng, trong việc tổ chức quản lý đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau:
- Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.
- Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc đầu tư vào các KCN.
- Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước.
- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các DN vi phạm pháp luật.
- Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN. Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.
- Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN.
Ba là, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc QLNN các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau:
- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích DN hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp.
- Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.
- Thực thi một số biện pháp khuyến khích ưu đãi cho các DN hoạt động trong KCN, nhất là thuế.
- Thu hút được lượng lao động dồi dào, có kỹ năng. - Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh.
- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và CN có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.
- Được các ngành khác hỗ trợ.
Bốn là, quá trình QLNN các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến KCN không thể vượt rào ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng linh hoạt để tăng sức hấp dẫn thu hút mạnh những nhà đầu tư chiến lược theo đúng những ngành sản xuất, kinh doanh mà quy hoạch chung của tỉnh yêu cầu.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay ra sao?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng một số thông tin thứ cấp: số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ, sự hình thành và phát triển của các KCN ở Phú Thọ, thực trạng QLNN ở các KCN ở Phú Thọ được thu thập thông qua tìm hiểu ở Tỉnh ủy, Phòng Nội vụ, các báo cáo; tài liệu, văn bản liên quan tới công tác quản lí nhà nước với các KCN; tổng hợp từ các báo cáo của UBND Tỉnh, các sở ban ngành liên quan, các báo cáo của BQL KCN và kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố... Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực tiễn vai trò của công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh từ đó đưa ra giải pháp phát huy tối đa năng lực điều hành, quản lý; đồng thời có những giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.
a. Phương pháp quan sát tại nơi làm việc
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, có 03 KCN đã và đang đi vào hoạt động đó là KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà.
Do vậy tác giả thực hiện quan sát tại BQL các KCN tỉnh và tại 03 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà; KCN Phú Hà).
b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi