(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ)
- Đầu tư, xây dựng
Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2017 ước đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước ước đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% (vốn của tổ chức, DN ngoài nhà nước ước đạt 6,5
nghìn tỷ đồng, tăng 7%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4 nghìn tỷ đồng, tăng 49,4%; nguồn vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2% (vốn Trung ương quản lý ước đạt 1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6%; vốn địa phương quản lý ước đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6%).
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn, vụ Đông Xuân thời tiết ấm, nhiệt độ trung bình cao hơn so với các năm gần đây đã tạo thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh trên cây trồng phát triển; Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt 117,9 ngàn ha, bằng 99,1% kế hoạch năm và giảm 1,3% so với năm 2016; Chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2017 về cơ bản giữ ổn định; Các hoạt động trồng mới rừng tập trung, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán, khai thác gỗ, lâm sản trên địa bàn tỉnh năm 2017 đã được triển khai thực hiện tốt theo kế hoạch ngay từ đầu năm,... Tổng diện tích rừng trồng mới trong năm ước đạt 9,7 ngàn ha, vượt 0,3% kế hoạch và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 chịu tác của thiên tai, tuy nhiên vẫn phát triển ổn định cả về quy mô lẫn chất lượng các sản phẩm thuỷ sản. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 10,5 nghìn ha, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; đến nay toàn tỉnh có 1.473 lồng/bè, tăng 2,9%. Tổng sản lượng thuỷ sản (gồm nuôi trồng và khai thác) trong năm ước đạt 34,4 ngàn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá nuôi trồng các loại đạt 31,7 nghìn tấn, tăng 4,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, các lĩnh vực kinh tế xã hội đã có những tiến bộ đáng kể, điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ tiến lên cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực- quốc tế.
3.1.3. Đặc điểm địa bàn tác động đến quản lý nhà nước đối với các KCN
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội vẫn còn những hạn chế, tồn đọng nhất định. Điều đó thể hiện ở việc
phân bổ dân cư không đồng đều nên tạo ra khoảng cách về kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh, ở nhiều nơi vẫn còn tồn tại phổ biến tập quán canh tác cũ, lạc hậu dẫn đến hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, do nguồn lực đầu tư vào tỉnh còn hạn chế, tiềm lực tài chính trong dân không cao nên Tỉnh vẫn chưa tự cân đối được ngân sách mà vẫn phải nhận sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương trên 30% chỉ có 15% số xã trong tỉnh tự cân đối được ngân sách của địa phương mình. Như vậy, xem xét các đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua có thể khẳng định rằng Phú Thọ có tiềm năng để phát triển và tương lai sẽ phát triển nếu các cấp chính quyền hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và đề ra được những phương hướng đi đúng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và cả nước.
3.2. Thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
Là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sự thành công của các KCN, có thể nói, hiệu lực và hiệu quả của QLNN trong lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế. Thời gian qua, hoạt động của các BQL KCN cấp tỉnh đã đi vào nề nếp và phát huy những hiệu quả tích cực của cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ”. BQL KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý KCN, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực QLNN đối với KCN, rút ngắn được thủ tục hành chính, giải toả tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính sách của nhà nước ta đối với việc đầu tư vào KCN, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển các KCN, được các DN KCN thừa nhận tính tích cực của công tác QLNN.
Những nội dung chủ yếu của công tác QLNN đối với phát triển KCN tại Phú Thọ, bao gồm:
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN triển KCN
Nhận thức vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách QLNN các KCN trong việc phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của Phú Thọ với các địa phương khác trong việc phát triển KCN, Phú Thọ đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các KCN đến năm
2020 trên địa bàn. Quy hoạch phát triển KCN Phú Thọ dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển CN và nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bước đầu tạo được bước đi phù hợp với khả năng của Phú Thọ về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.
- Về chiến lược: Chiến lược và quy hoạch phát triển CN tỉnh Phú Thọ đã đưa ra 02 nội dung chính về quy hoạch mạng lưới các KCN và sản phẩm CN của tỉnh cụ thế như sau:
Về mạng lưới các KCN chiến lược quy hoạch: Phát triển CN sạch, ít gây ô nhiễm, di dời các cơ sở sản xuất CN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các KCN, CCN tập trung. Quy hoạch các KCN, CCN làng nghề để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, làng nghề thủ công mới và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề.
- Về quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát KCN: Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích hơn 2000 ha được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước và 03 KCN (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà) đã và đang được xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động và thu hút 115 nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất và kinh doanh trong KCN.
Các dự án đầu tư trong các KCN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: sản xuất, gia công cơ khí,điện, điện tử, dệt may,vải bạt, sản xuất đồ uống có ga, chế biến gỗ, chế biến chè, giày da, vật liệu xây dựng cao cấp ... Đa số các dự án đều triển khai nhanh, đúng mục tiêu, tiến độ đăng ký và sử dụng đất hiệu quả.
Bảng 3.3: Chi tiết công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017
Các KCN
Số lượng dự án (dự án)
Diện tích cho thuê (ha) Vốn đầu tư (tỷ đồng) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 KCN Thụy Vân 68 77 90 214,78 225,75 240,49 20.867 27.988 31.527 KCN Trung Hà 9 11 14 39,06 53,44 61,41 1.182 1.682 2.294 KCN Phú Hà 2 5 11 5,98 11,29 27,26 486 995 2.249 (Nguồn: BQL các KCN tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng số liệu ta thấy: Các KCN trong 3 năm gần đây không thu hút được nhiều nhà đầu tư và vốn đầu tư vào KCN. Với KCN Thụy Vân diện tích cho thuê so với diện tích công nghiệp của KCN đã gần đầy, nhưng với KCN Trung Hà và KCN vẫn còn nhiều tiềm năng về đất, nhưng do hạn chế về vị trí địa lý xa trung tâm, đầu tư hạ tầng ban đầu vào KCN còn kém nên chưa thực sự thu hút được các nhà đầu đầu tư. UBND tỉnh Phú Thọ và BQL các KCN tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu các chính sách nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp hơn.