1.1. Lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng
1.1.2.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ
M&A trong nước (domestic M&A): Hình thức này là các ngân hàng sẽ rất
thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc tìm đối tác chung trong một lĩnh vực hoạt động để đàm phán và thỏa thuận. Mặt khác hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh khi sáp nhập như việc hòa hợp phương châm kinh doanh, văn hóa ứng xử, chính sách thị trường, đối tác cạnh tranh, xây dựng thương hiệu…Trong những trường hợp này, các ngân hàng có khả năng tài chính tốt hơn, năng lực lãnh đạo điều hành khá hơn, sẽ dễ dàng việc thôn tính các ngân hàng nhỏ làm cho các ngân hàng này biến mất trong hệ thống ngân hàng thông qua một hoạt động M&A tự nguyện. Nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng không có được nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm về công nghệ mới, cách thức quản trị và điều hành theo mô hình các ngân hàng hiện đại; chỉ thực hiện hoạt động M&A đối với ngân hàng trong nước điển hình như: ngân hàng TMCP Đại Nam sáp nhập vào ngân hàng TMCP Phương Nam, ngân hàng TMCP Quảng Ninh sáp nhập vào ngân hàng TMCP Nhà - Hà Nội, ngân TMCP Đông Á mua lại ngân hàng TMCP Tứ giác Long Xuyên…Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam mua lại Ngân hàng TMCP Nam Đô.
- M&A xuyên quốc gia (cross-border M&A): là hình thức M&A xuyên biên
giới giữa các quốc gia được thực hiện giữa ngân hàng trong nước và một số ngân hàng nước ngoài thuộc những quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp khá phổ biến nhất hiện nay. Một số thương vụ đã xảy ra tại Việt Nam:
Ngân hàng OCBC- Singapore tham gia mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược có 10% cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh (VP Bank); Deutsche Bank có 20% cổ phần của Ngân hàng TMCP Nhà - Hà Nội; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương có 15% cổ phần của Ngân hàng HSBC; Ngân hàng BNP tham
gia mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông; MSBC tham gia mua 15%, Mirea Asset tham gia mua10% cổ phần của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN.
Thực tế trong những năm gần đây, xu hướng hội nhập và làn sóng toàn cầu hóa đã dần dần xóa bỏ biên giới kinh doanh bằng việc các công ty đa quốc gia mua cổ phần ngân hàng, xu thế hợp nhất và sáp nhập xuyên biên giới ngày càng phổ biến và có tính thiết thực trong môi trường kinh doanh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế.