Kinh nghiệm xác lập sở hữu cổ phần để loại bỏ sở hữu chéo nhằm minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 54 - 56)

1.1.4.8 .Tác động đến nhà nước

1.5. Kinh nghiệm về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán của một số

1.5.7. Kinh nghiệm xác lập sở hữu cổ phần để loại bỏ sở hữu chéo nhằm minh

bạch vốn chủ sở hữu ngân hàng

Kinh nghiệm từ các hoạt động M&A ngân hàng Nhật Bản như việc sáp nhập Mitsubishi Tokyo với UFJ tạo ra làn sóng M&A các ngân hàng ở nước này, lan sang cả ngân hàng nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tránh sự độc quyền của các ngân hàng lớn, đồng thời hủy bỏ việc lưu giữ cổ phần chéo giữa hai ngân hàng trước khi sáp nhập. Trong đó loại bỏ được cổ phần sở hữu chéo của các công ty con của tập đoàn công nghiệp khổng lồ Mitsubishi tham gia mua cổ phần ở hai ngân hàng Mitsubishi Tokyo và UFJ, qua dó xác định chính xác số lượng cổ phần với người chủ thực sự của ngân hàng sau sáp nhập, nhằm thống nhất định hướng chiến lược quản trị, điều hành trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sau M&A.

1.5.8. Hoạch định sáp nhập, hợp nhất và mua bán như một chiến lược kinh doanh ngân hàng cốt lõi để tìm kiếm lợi nhuận từ các nhà đầu tư trong nước đang đầu tư ở nước ngoài

Trước đây các ngân hàng ở Nhật Bản thường kinh doanh ngân hàng trên những nghiệp vụ ngân hàng thuần túy của ngân hàng hiện đại với công nghệ tiên tiến như: các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ quốc tế, tài trợ thương mại cho doanh nghiệp, cho vay dự án…từ nền tảng phục vụ khách hàng trong nước để tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường ngân hàng ngày càng chật hẹp bởi do có nhiều ngân hàng ra đời cùng tham gia phân chia thị phần, sự độc quyền của một số ngân hàng bị phá vỡ thay vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau, song song đó có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia. Về nền tảng của các thương vụ M&A đang tăng lên ở Nhật Bản, chúng ta có thể tìm thấy cả hai yếu tố nội bộ và bên ngoài. Đối với các yếu tố nội bộ, người dân Nhật Bản đã có một nhận thức và sự hiểu biết tốt hơn về M&A bởi vì việc này đang trở nên phổ biến hơn. Các tờ báo lớn của Nhật Bản như Nikkei, Asahi, Yomiuri, Mainichi, và Sankei xuất bản các bài viết liên quan đến M&A hầu như mỗi ngày. Thị trường trong nước ở Nhật Bản đã chật chội vì dân số ngày càng thu hẹp nên hoạt động M&A ngân

hàng phát triển nhanh đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia. Nhìn thấy lợi nhuận từ hoạt động M&A, vì vậy một số ngân hàng Nhật Bản thực hiện xây dựng hoạt động M&A như một chiến lược kinh doanh cốt lõi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình. Để thực hiện tăng trưởng liên tục và mở rộng thị phần, đa dạng hóa các chiến lược kinh doanh là cần thiết đối với ngân hàng Nhật Bản, một số ngân hàng Nhật Bản đã tiến hành mua lại cổ phần của một số ngân hàng ở nước ngoài nơi có nhiều nhà đầu tu của mình đầu tu, muốn tìm co hội kinh doanh có tỷ suất sinh lời cao tại các nước đang phát triển có chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, lợi nhuận cao. Điển hình như ngân hàng SMBC, ngân hàng Mizuho tham gia M&A bằng phương thức mua cổ phần Eximbank và Vietcombank của Việt Nam, chiếm giữ số lượng lớn sở hữu cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược tại những ngân hàng này. Thông qua các ngân hàng mà họ tham gia, thiết lập các hoạt động ngân hàng liên kết với ngân hàng ở Nhật Bản để cung cấp dịch vụ ngân hàng trọn gói cho các nhà đầu tư của mình. Mặt khác, sự đầu tư của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam thông qua các nguồn vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại, giúp các ngân hàng Nhật Bản cũng trở thành những ngân hàng có chính sách ưu tiên phục vụ kinh doanh khách hàng và tìm kiếm được lợi nhuận cao. Vì vậy, hoạt động M&A ngân hàng dưới nhiều phương diện khác nhau cũng được các ngân hàng này xây dựng thành chiến lược kinh doanh cốt lõi thực sự trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để cạnh tranh với những chuyển biến nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, ngân hàng cung cần tập trung và lựa chọn nghiệp vụ kinh doanh cốt lõi. Chuyên môn hoá vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi ngân hàng hiện có và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh có thể mang lại sức mạnh tổng hợp cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi được coi là chiến lược chính cho M&A khi tiến tới thành lập tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng. Với sự tác động của toàn cầu hóa và tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, cũng cần chuyển đổi sản phẩm dịch vụ cung cấp và nhắm mục tiêu đến các thị trường nước ngoài. Do những xu hướng kinh tế này, M&A tại Nhật Bản đang ngày càng tăng lên một cách đáng kể trên bộ mặt kinh tế và thương mại. Một trong những yếu tố bên ngoài, là

một số ngân hàng đã bắt đầu xem xét M&A như một chiến lược để tồn tại trong các hoàn cảnh cạnh tranh dữ dội. Các chiến lược đối phó với cạnh tranh mãnh liệt và sự bão hòa của thị trường với dân số đang thu hẹp; nói cách khác, là việc mở rộng thị phần hoặc đa dạng hóa mạng lưới sản phẩm dịch vụ ngân hàng ra nước ngoài thông qua liên kết mua lại cổ phần của một số ngân hàng nước ngoài trên thị trường tiềm năng để kết hợp cùng khai thác dịch vụ sản phẩm ngân hàng vốn có của mình.

Thông qua các kỷ nguyên hợp nhất, một vài ngân hàng đã bị bắt buộc phải xem xét đến việc hợp nhất quản lý bằng cách sử dụng M&A. Vì kế toán và hệ thống thuế hợp nhất phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và sự tái tổ chức các tập đoàn tài chính – ngân hàng. Dưới các thay đổi môi trường và tăng tốc chu kỳ kinh doanh, các ngân hàng đòi hỏi phải chuyên môn hoá nhiều hơn đối với sản phẩm dịch vụ kinh doanh cốt lõi của họ và mở rộng sang các lĩnh vực mới mang lại sự phối hợp cho việc kinh doanh cốt lõi của họ để tìm kiếm lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 54 - 56)