.Tận dụng được hệ thống khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 39 - 40)

Tác động của M&A đối với những ngân hàng này sẽ dễ dàng tạo nên một hệ thống ngân hàng thống nhất về quản trị, lựa chọn và đánh giá khách hàng để phân loại khách hàng nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu được nhiều tiện ích hơn khi duy trì tổng hợp các mạng lưới khách hàng rộng khắp từ sự

kết hợp của các ngân hàng M&A. Qua việc nắm bắt được hệ thống khách hàng, tiềm hiểu chính xác các thông tin khách hàng để có những quyết định giao dịch chính xác về cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán và duy trì khách hàng, phân khúc thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng được tốt hơn đồng thời hạn chế được những rủi ro khác từ phía khách hàng gây ra.

1.1.4.7. Tác động lên giá cổ phiếu ngân hàng

Khi thực hiện quá trình M&A ngân hàng, các tác động này không giới hạn ảnh hưởng lên các giá trị cổ phiếu ngân hàng. Khi xem xét M&A, sự thay đổi tăng, giảm giá trị cổ phiếu ngân hàng cũng rất quan trọng cần cân nhắc đối với chủ sở hữu ngân hàng và các bên liên quan khác cũng có những ưu tiên khác nhau. Số lượng các bên liên quan đến một hoạt động M&A ngân hàng có khả năng là rất lớn, thông thường bao gồm các cổ đông, cấp quản lý điều hành ngân hàng, cán bộ nhân viên, khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Giá cổ phiếu ngân hàng sau M&A có thể tăng lên so với giá cổ phiếu ban đầu do hiệu quả của M&A mang lại cho ngân hàng mà đại diện chính là cổ đông được nhiều hay ít lợi ích thu được từ

hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)