Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 92 - 95)

2.3.1.4 .Tỷ lệ nợ xấu theo CAR

2.4. Những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động sáp nhập, hợp nhất

2.4.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của NHNN để loại bỏ một số ngân hàng

TMCP yếu kém, sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất và mua lại một số ngân hàng TMCP có khả năng tồn tại và phát triển; đồng thời củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng Việt Nam theo định hướng phát triển của Chính phủ, NHNN Việt Nam góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các chi nhánh NHNN tại Việt Nam. Qua đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng TMCP, kết quả M&A ngân hàng được thể hiện trên một số nội dung sau:

Ðối với vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc

Tạo được sự thuận lợi về quản lý nhà nước và góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam

Bước đầu đã tinh gọn được một số ngân hàng TMCP yếu kém, thiếu năng lực cạnh tranh, mất khả năng thanh khoản… thông qua việc thu hồi giấy phép hoạt động, con dấu theo quy định như: ngân hàng TMCP Việt Hoa, Mê Kông…thu hẹp số lượng ngân hàng trong hệ thống, tạo điều kiện cho NHNN thuận lợi trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam; đồng thời bắt buộc các NHTM Việt Nam tăng vốn điều lệ tối thiểu trong thời kỳ và thực hiện chỉ số an toàn vốn (CAR) đối với các ngân hàng TMCP. Mặt khác định hướng các ngân hàng TMCP Việt Nam vận hành theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Bước đầu tạo được cơ sở cho hoạt động M&A ngân hàng và từng bước hoàn thiện khung pháp lý

Việt Nam, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn ra đời chỉ có 04 NHTM NN làm trụ cột, thế nhưng trong quá trình vận hành theo dòng chảy của nền kinh tế có nhiều ngân hàng TMCP ra đời, hành lang pháp lý cũng từng bước được hình thành và hoàn thiện. Trong thập niên 90 việc du nhập hoạt động M&A vào nền kinh tế thị trường Việt Nam đã cuốn hút theo các ngân hàng TMCP tham gia. Thành công lớn nhất của hoạt động M&A ngân hàng là bước đầu tạo dựng một số quy định pháp lý rãi rác trong một số bộ luật: Luật Cạnh tranh (2004), Luật doanh nghiệp (2005) và Luật Đầu tư (2005); Bộ Luật dân sự. Quy định của ngành ngân hàng tại

quyết định 241/1998/NHNN và Thông tư 04/2010/NHNN của NHNN về M&A TCTD cổ phần Việt Nam.

Ðối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Hỗ trợ các ngân hàng quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu có cơ hội thoát khỏi sự phá sản và từng bước phát triển

Thực hiện gia tăng quy mô vốn và tài sản đối với những ngân hàng thực hiện M&A, nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn vốn, quy mô tài sản sinh lời, hiệu quả kinh doanh…của những ngân hàng tham gia.

Tinh giảm nhân sự, tiết giảm chi phí, thu gọn bộ máy hoạt động ngân hàng sau M&A

Tăng cường, sàng lọc và lựa chọn nhân sự Hội đồng quản trị, Ban điều hành có đủ am hiểu kinh doanh ngân hàng, củng cố kiện toàn và tăng cường nhân sự cho ngân hàng sau M&A nhằm đảm nhận vai trò, sứ mệnh mới cho quy mô hoạt động mới thích hợp hơn. Sau quá trình thực hiện M&A, ngân hàng có bộ máy nhân sự tinh gọn hơn, giảm bớt một số phòng ban, chi nhánh không cần thiết không còn đem lại hiểu quả kinh doanh; đồng thời tiết giảm được nhiều chi phí trong hoạt động kinh doanh do một số phòng ban, bộ phận nghiệp vụ sau M&A trở thành giao dịch nội bộ của ngân hàng.

Hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng

Khắc phục và giảm thiểu việc giữa các ngân hàng cạnh tranh không bình đẳng, chụp giật khách hàng lẫn nhau qua việc khuyến mãi huy động vốn, tài trợ cho vay, giảm phí thanh toán không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Chủ trương chấn chỉnh, củng cố ngân hàng đúng sẽ góp phần hỗ trợ các ngân hàng TMCP tiếp tục hoạt động và phát triển

Các ngân hàng TMCP được M&A trong thực tế đến nay vẫn hoạt động ổn định, phát triển tốt phù hợp với chủ trương sáp nhất, hợp nhất và mua lại ngân hàng của Chính phủ và NHNN trong tiến trình củng cố chấn chỉnh và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạo cơ hội có các ngân hàng này tồn tại và phát triển đi

lên thích nghi dần với mội trường thường xuyên thay đổi của kinh tế thị trường; tiếp tục góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cơ hội tạo điều kiện hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng trong nước

Xu thế liên kết sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài chính lớn hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, với định hướng của Chính phủ phấn đầu đến năm 2015, Việt Nam có được ít nhất một tập đoàn tài chính ngân hàng cạnh tranh được trong khu vực. Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng lên, thể hiện nhiều ngân hàng đối tác chiến lược tham gia mua cổ phần ngân hàng TMCP trong nước, cũng liên kết khai thác các dòng sản phẩm dịch vụ và du nhập những công nghệ ngân hàng hiện đại.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới cho các ngân hàng Việt Nam

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới, sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống ngân hàng Việt Nam rất lớn, đây cũng là cơ hội cho ngân hàng có thời gian lựa chọn những nhân tài cho ngân hàng mình; lựa chọn nguồn nhân lực có tầm nhìn chiến lược, có khả năng quản trị điều hành ngân hàng, có bản lĩnh kinh doanh, sằn sàng tâm huyết để cống hiến, biết nắm bắt cơ hội vượt qua khó khăn chung để trưởng thành đi lên; đúc rút kinh nghiệm thành công và thất bại của những ngân hàng yếu kém để làm bài học cho ngân hàng mình trong quá trình tiến hành các hoạt động M&A phát sinh, xem đây cũng là động lực cốt lõi, một tiêu chí kinh doanh ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 92 - 95)