Khuyến nghị từ phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 107 - 119)

2.3.1.4 .Tỷ lệ nợ xấu theo CAR

3.1. Khuyến nghị từ phía Nhà nƣớc

3.1.1. Cần phải chuẩn hóa lộ trình sáp nhập, hợp nhất và mua bán các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ nay đến năm 2020

Dựa trên quan điểm của NHNN là không phân biệt ngân hàng nhỏ hay ngân hàng lớn mà chỉ phân biệt ngân hàng mạnh và ngân hàng yếu kém. Vì vậy, cần xây dựng lộ trình M&A các ngân hàng TMCP Việt Nam trên các tiêu chí sau: Phân định và giới hạn số lượng các ngân hàng TMCP Việt Nam có thể duy trì tồn tại khoảng một nửa số lượng ngân hàng TMCP hiện có (dự kiến tiến tới còn khoảng 20 ngân hàng TMCP trong năm 2020). Phân loại các ngân hàng TMCP hiện nay thành 04 nhóm chính:

Nhóm 1: Sử dụng mô hình các ngân hàng TMCP NN (Vietcombank,

Vietinbank, BIDV, ngân hàng nhà Đồng bằng Sông Cửu Long) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, xây dựng tổ chức hoạt động được phép kinh doanh các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thuần túy bằng tự vốn huy động; Mặt khác, thực hiện chuyên môn hóa một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trọng yếu của quốc gia bằng nguồn vốn chỉ định của Nhà nước với cơ chế ưu đãi, xem đây là xương sống của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhóm 2: định hướng xây dựng có từ 1-2 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn

tầm cở khu vực theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ cho lộ trình phấn đấu của ngân hàng Việt Nam từ đây đến năm 2015, qua phương pháp nghiên cứu trao

đổi với các chuyên gia, các nhà quản trị, điều hành, cổ đông lớn của một số ngân hàng, đánh giá của tác giả nhận thấy còn lựa chọn từ các ngân hàng TMCP Việt Nam có đủ điều kiện, phù hợp lợi ích nhóm cổ đông, có am hiểu văn hóa của nhau, cùng mục tiêu xây dựng ngân hàng, tương thích quy mô hoạt động để thực hiện (Có thể thí điểm định hướng xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng trong các nhóm ngân hàng sau: Eximbank - Sacombank – Ngân hàng TMCP Bản Việt – ACB; Ngân hàng TMCP Sài Gòn – ngân hàng TMCP Phương Nam – ngân hàng TMCP Đại Tín; Ngân hàng TMCP Đông Á – ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – ngân hàng TMCP Việt Á – ngân hàng TMCP Phương Đông).

Nhóm 3: Lựa chọn 3-5 ngân hàng TMCP nhỏ nhất trong tổng số 39 ngân

hàng, cho duy trì hoạt động và quy định hạn chế giới hạn một số nghiệp vụ được hoạt động (mạng lưới, quy mô, giới hạn tín dụng, giới hạn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn…), nếu không tuân thủ thực hiện giải thể cho phá sản ngân hàng.

Nhóm 4: Các ngân hàng TMCP còn lại mức trung bình khá được phân định

các giới hạn được phép hoạt động từ khả năng của ngân hàng tuân thủ, hội đủ tiêu chí quy định (mạng lưới, quy mô vốn, giới hạn tín dụng, giới hạn huy động, tỷ lệ nợ xấu,tỷ lệ an toàn vốn), có sự tự nguyện thực hiện M&A trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Các quy định về tiêu chí nghiệp vụ để các ngân hàng được phép hoạt động phải được xây dựng và cụ thể hóa theo quy định trong từng thời kỳ của NHNN. Định hình và xây dựng mô hình cho các ngân hàng TMCP hiện nay theo phân khúc thị trường, quy mô vốn, tổng tài sản có, giới hạn tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, việc chấp hành chính sách và pháp luật về hoạt động ngân hàng làm tiêu chí… cho phân khúc hoạt động của từng nhóm ngân hàng. Ngân hàng hội đủ các tiêu chí quy định của nhóm nào thì được phép hoạt động trong giới hạn nghiệp vụ ngân hàng cho phép. Mặt khác, định giá ngân hàng cũng phải được xây dựng, chú trọng các quy định liên quan đến công tác định giá tài sản ngân hàng (tài sản của ngân hàng, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh liên quan đến tín dụng cho vay, tài sản xử lý nợ, gán nợ, mua bán, đấu giá phát mãi thu hồi nợ, cổ phiếu ngân hàng để mua bán cổ phần, sáp nhập hợp nhất và mua bán ngân hàng…) là những

nội dung cần bắt buộc tuân thủ những chuẩn mực quy định chung cho các ngân hàng tham gia lộ trình M&A các ngân hàng TMCP được thực hiện và tuân thủ theo tiêu chí quy định sẽ giúp cho NHNN thuận lợi trong vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và dễ định hướng các hoạt động ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế.

Việc Chính phủ và NHNN hoạch định chiến lược M&A ngân hàng TMCP Việt Nam, đặc biệt hướng giải quyết đối với các ngân hàng TMCP yếu kém về hoạt động kinh doanh, thiếu khả năng thanh khoản trầm trọng, mất cân đối về cơ cấu vốn và có nợ xấu cao trên 10% tổng dư nợ của ngân hàng. Phải kiên quyết xử lý các ngân hàng này trong thời gian cho phép sớm nhất, để lành mạnh hóa và tái các trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính hiện nay.

3.1.2. Chuẩn hóa, xây dựng nội dung quy định hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán và phá sản ngân hàng bổ sung vào Luật các TCTD

Ngân hàng Nhà nước thực hiện tham mưu cho Chính phủ xây dựng nội dung quy định hoạt động M&A ngân hàng bổ sung vào Luật các TCTD, trình Quốc hội ban hành. Trước đây, sự đổ vỡ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng do vai trò của NHNN còn hạn chế trong việc quản lý nhà nước đối với các TCTD, chưa lường trước được những cơn bão kinh tế khi gia nhập kinh tế thị trường trong thập niên cuối 80 và đầu 90. Những bài học kinh nghiệm cho thấy, cần phải hoàn chỉnh những quy định hành lang pháp lý của hoạt động M&A trong Luật các TCTD và có định hướng rõ ràng của NHNN trong các quy định hướng dẫn thực hiện M&A thì các TCTD nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng mới thuận lợi đi vào hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Thực tế cho thấy, từ năm 1998 đến nay hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu theo định hướng của Chính phủ thông qua NHNN quản lý, chưa có trường hợp nào thực sự phá sản theo luật doanh nghiệp. Vì vậy, cũng có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về nên cho phá sản ngân hàng hay không? có không ít quan điểm cho rằng, cần phải coi phá sản ngân hàng là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường. Như chính thị trường ngân hàng Mỹ,

thông báo cho phá sản ngân hàng vào chiều thứ sáu tuần này nhưng toàn bộ hoạt động ngân hàng này được ngân hàng thực hiện M&A tiếp quản và duy trì các giao dịch khách hàng vào thứ hai tuần sau ở ngân hàng mới tiếp nhận M&A, xem như mọi hoạt động ngân hàng diễn ra bình thường, chỉ có ngân hàng bị phá sản bị biến mất tên gọi, không còn tồn tại theo quy định phá sản. Thế nhưng, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc thù không nên cho phá sản ngân hàng, vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm có tính truyền dẫn cao về tiền tệ, tín dụng, tài chính, ngân hàng. Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng trong nước với dư nợ chiếm khoảng 120% GDP và vốn tự có của các ngân hàng hiện còn quá mỏng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phá sản ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam và sự điều hành của Chính phủ đối với việc phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Theo quan điểm của tác giả, Chính phủ và NHNN chưa mạnh dạn cho phá sản các ngân hàng TMCP yếu kém do chưa có luật hóa cụ thể trong hoạt động ngân hàng, mặt khác xử lý theo phá sản ngân hàng ít nhiều có sợ ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống các TCTD mà bản thân NHNN đang thiếu kinh nghiệm thực tế nên vừa cho các TCTD duy trì hoạt động, từng bước thận trọng xử lý có giám sát đặc biệt của NHNN, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên thời gian diễn ra rất dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua. Vì vậy, phải mạnh dạn xây dựng cơ sở pháp lý cho phá sản đối với những ngân hàng TMCP yếu kém, hoạt động vi phạm các quy định của NHNN thì cần phải triệt để xử lý mới hy vọng sớm góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khắc phục được hạn chế của vai trò NHNN nếu không muốn phải mất nhiều thời gian, công sức, hỗ trợ chi trả rút tiền của người dân và thanh khoản của những ngân hàng yếu kém để ổn định hệ thống ngân hàng. Thực tế hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam hiện nay, đang hoạt động chính thức theo M&A ngân hàng TMCP còn chịu sự chi phối bởi Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp (2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật Đầu tư nước ngoài (2005). Thông tư 04/2010 chỉ mới có tính hình thức khung, chưa có những quy

định hành lang pháp lý về quy chuẩn đánh giá tài sản ngân hàng, cổ phiếu, cổ phần, chủ đầu tư được mua cổ phần ngân hàng, các giao dịch mua bán ngân hàng công khai, minh bạch được pháp luật bảo vệ, quyền lợi của cổ đông đa số, quyền lợi người lao động, chính sách thuế, bảo hiểm tiền gửi… cần tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận thâu tóm ngân hàng trong hoạt động M&A. Các ngân hàng phải niêm yết công khai giá cổ phiếu và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán; không chỉ dừng lại ở khái niệm “mua lại” mà nên mở rộng khái niệm “mua bán” ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Ðây là những nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào đưa vào Luật

TCTD trong thời gian sớm nhất.

3.1.3. Củng cố, hoàn chỉnh hệ thống pháp lý theo hướng phù hợp với các cam kết tự do hóa tài chính trong lộ trình hội nhập kinh tế

Chính phủ và NHNN phải tiến hành rà soát tổng thể, đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành với tính tương thích cho các cam kết, nhằm tránh tình trạng phân biệt đối xử, bảo đảm tính cẩn trọng của hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính mà Việt Nam đã tham gia. Những sửa đổi, xây dựng các quy định, chính sách,cơ chế mới phải phù hợp các thông lệ quốc tế, các quy định về kiểm soát hoạt động ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, phòng ngừa và giải quyết rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đặc biệt là tập trung vào thực hiện cam kết gia nhập WTO và Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ.

3.1.4. Ban hành những quy định về định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng

Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng là các quy định về phương thức định giá tài sản, đặc biệt là đối với tài sản vô hình trong hoạt động M&A ngân hàng; định giá tài sản có liên quan đến hoạt động thế chấp, cấm cố bảo lãnh vay vốn ngân hàng, bắt buộc phải xử lý tài sản đề thu hồi vốn cho ngân hàng, đảm bảo có quyền ưu tiên chủ động phát mãi tài sản thế chấp một cách tốt nhất. Đây là giải pháp căn bản góp phần lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng, nhằm tái cấu trúc nguồn vốn để năng cao năng lực cạnh tranh và cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời làm giảm bớt các tranh chấp kéo dài về xử lý tài sản trong hoạt động ngân hàng.

Qua phân tích thực trạng công tác định giá tài sản ngân hàng trong hoạt động M&A tại Việt Nam, xuất hiện những nhà đầu tư mua bán cổ phiếu, tài sản ngân hàng có đủ điều kiện nhận thức rằng các giao dịch M&A ngân hàng có sự hỗ trợ của Nhà nước có tiềm năng tăng dần cơ hội (được xem như kinh doanh cơ chế do biết trước được những thông tin quan trọng), vì vậy họ sẽ dành ưu tiên cho những cơ hội đầu tư này. Nhưng yếu tố khác lèo lái các hợp đồng giao dịch chính là hình thức thâu tóm ngân hàng với chủ sở hữu vốn hoặc vốn đại diện, thông qua sở hữu chéo tài sản giữa các ngân hàng. Do còn có quá nhiều nhà đầu tư tham gia vốn đầu tư cổ phiếu ngân hàng để sở hữu chéo, để nắm giữ những “quyền lực mềm” và sử dụng vốn một cách khôn ngoan vì những lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm…và như thế bảo toàn vốn hoạt động ngân hàng lại là vấn đề lớn cần quan tâm hơn nữa nếu không dám nói là sai mục đích, vì việc định giá tài sản ngân hàng không còn là quan tâm chính của các nhà đầu tư muốn nắm sở hữu nhiều ngân hàng. Ẩn số trong phương trình là được pháp luật chuẩn y về định giá tài sản ngân hàng và sở hữu tài sản ngân hàng. Vì vậy, định giá trong hoạt động M&A ngân hàng phải được đặc biệt quan tâm, ít ra chúng ta sẽ tiếp tục thấy dòng tiền huyết mạch phục vụ cho nền kinh tế với các giao dịch có hỗ trợ vốn thanh khoản của Nhà nước là thiết thực để tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam.

Định giá tài sản ngân hàng được NHNN cho vay tái cấp vốn

Trong giai đoạn hiện nay phương thức áp dụng định giá trước khi thực hiện qúa trình bán cổ phần ngân hàng công khai vẫn chưa có, do đó các ngân hàng tự đưa ra phương thức để thực hiện định giá. Đặc biệt, đối với những ngân hàng nhỏ, yếu thanh khoản, mất khả năng chi trả trong thời gian vừa qua được Chính phủ và NHNN cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn tín dụng thông qua các ngân hàng TMCP này cầm cố trái phiếu, tái thế chấp các tài sản của doanh nghiệp, khách hàng cá nhân để được NHNN cấp vốn hỗ trợ thanh khoản, thì việc rủi ro cho Nhà nước mất vốn, hoặc khó thu hồi vốn từ các ngân hàng này là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng có một câu hỏi rất quan trọng, việc huy động vốn của những ngân hàng này có khả năng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó, do có dòng tiền thiếu hụt

thanh khoản với chi phí cao sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh ngân hàng; Mặt khác việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lập quỹ dự phòng phải được thực hiện theo phương thức định giá ngân hàng như thế nào, vì không nói thực chất một số ngân hàng TMCP này, hiện nay không còn vốn pháp định nếu xét về hiệu quả kinh doanh, điển hình trong thời gian qua một số như Ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng TMCP Đệ Nhất, ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, GP Bank…là những ngân hàng có kinh doanh thua lỗ, nợ xấu lớn và khả năng mất vốn cao, thiếu thanh khoản trầm trọng nếu như không được Chính phủ và NHNN ra tay giải cứu kịp thời thì có nguy cơ phá sản. Sau khi được nhà nước hỗ trợ vốn thanh khoản, việc định giá tài sản ngân hàng đã trả lời hiện nay chưa có quy định nào của Chính phủ và NHNN về đánh giá tài sản ngân hàng trong những trường hợp này.

3.1.5. Chuẩn hóa khung pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng

Việc điểu chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nhằm đồng bộ hóa các nội dung quy định giữa các Luật có liên quan quy định về định giá tài sản doanh nghiệp và đặc biệt là tài sản ngân hàng. Qua nghiên cứu kết quả tổng kết công tác định giá NHTM NN trong quá trình cổ phần hóa vừa qua của Vietcombank, Vietinbank, BIDV…cho thấy bài học cần rút ra là từng bước đẩy nhanh quá trình xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý định giá ngân hàng, cải thiện điều kiện và môi trường pháp luật kịp thời để ban hành khung định giá DNNN là các NHTM NN, xét về mặt tiềm năng là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 107 - 119)