Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 95 - 107)

2.3.1.4 .Tỷ lệ nợ xấu theo CAR

2.4. Những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động sáp nhập, hợp nhất

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế cản trở tiến trình thực hiện M&A ngân hàng Việt Nam

NHNN Việt Nam chưa có kinh nghiệm về dựa báo và xử lý phá sản TCTD trong môi trường pháp luật chưa hoàn thiện

hàng loạt HTX TD trước đây vỡ nợ, do không lường trước hết những phức tạp hoạt động của các HTX TD, quản lý thiếu sâu sát, không kịp thời, tạo ra nhiều hệ lụy, sản sinh ra những ngân hàng TMCP có năng lực yếu kém điển hình: Ngân hàng TMCP Việt Hoa, ngân hàng TMCP Mê Kông, ngân hàng TMCP Nam Đô, ngân hàng TMCP Tây Đô, ngân hàng TMCP Đà Nẵng, ngân hàng TMCP Vũng Tàu và một số ngân hàng TMCP nông thôn khác buộc Chính phủ và NHNN phải mất nhiều công sức, thời gian chấn chỉnh, phải hỗ trợ người dân rút tiền, hỗ trợ thanh khoản ngân hàng trước khi làm thủ tục giải thể các ngân hàng này. Mô hình phát triển nhiều ngân hàng TMCP hiện nay còn nhiều bất cập dẫn đến việc chấp vá, chồng chéo trong công việc, hiệu quả quản trị chưa logic nên kết quả điều hành hoạt động kinh doanh không cao. Nhiều ngân hàng chưa hoạch định cho mình chiến lược phát triển, hoặc nếu có thì định hướng lược chưa rõ ràng (nhất là về thị phần, về khách hàng...); từ đó chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài mà còn trong tình trạng cầm chừng, chưa có bước đột phá. Với nhiều ngân hàng TMCP, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 70-80% tổng nguồn vốn, với độ chênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ thì vấn đề thiếu thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản là rất lớn. Chưa tạo được nhiều nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng đầu tư chiều sâu cho các thành phần kinh tế.

Thiếu khung pháp lý của pháp luật nhà nước quy định về hoạt động M&A về phá sản ngân hàng

Hoạt động M&A ngân hàng chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 90, nên hoạt động M&A ngân hàng là rất mới mẽ; tình trạng pháp lý quy định và luật điều chỉnh không đồng bộ, hành lang pháp lý chưa được xây dựng theo định hướng kinh tế thị trường. Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu theo định hướng của Chính phủ thông qua NHNN quản lý, việc cho phá sản chưa có luật định nên khi xảy ra sự đổ vỡ hàng loạt HTX TD thì Chính phủ và NHNN vừa xây dựng luật đồng thời vừa xử lý hậu quả để rút kinh nghiệm, làm giảm khả năng thành công và kéo dài thời gian thực hiện M&A. Nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam hoạt động thiếu sự phát triển bền vững, Chính phủ và NHNN bị

hạn chế tầm nhìn, chưa mạnh dạn cho phá sản các ngân hàng TMCP yếu kém. Chính từ cơ sở pháp lý chưa được xây dựng, chưa luật hóa cụ thể nên việc cho các ngân hàng yếu kém phá sản gặp rất nhiều khó khăn, phá sản sợ ảnh hưởng đến dây chuyền các TCTD Việt Nam khác và ảnh hưởng tình hình phát triển kinh tế xã hội; NHNN chưa có kinh nghiệm thực hiện các thủ tục pháp lý để cho các TCTD phá sản nên phải thận trong từng bước xử lý, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Quá trình xử lý diễn ra mất một thời gian dài, đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tiến trình bổ sung nội dung vào Luật các TCTD về hoạt động M&A ngân hàng còn chậm chạp, văn bản hướng dẫn dưới luật hiện hành tỏ ra nhiều bất cập. Những quy định về phá sản, xử lý M&A ngân hàng TMCP yếu kém còn chưa rõ ràng, do quá thận trọng nên việc lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP còn nhiều hạn chế.

Thiếu ban hành một cơ chế xác lập một môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; trong đó việc ban hành luật cạnh tranh và xác lập các chuẩn mực đạo đức trong cạnh tranh là cần thiết cho quá trình hội nhập. Nhiều ngân hàng chưa quan tâm, chú trọng đến việc triển khai các bước thực hiện nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong nước cũng như định hướng vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia M&A với các ngân hàng trong nước

Thực tế việc mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế chưa cho phép vượt tỷ lệ 30% vốn điều lệ ngân hàng; Sự bảo hộ một phần đối với các ngân hàng trong nước đã tác động làm cho mức độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng Việt Nam chưa cao. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam về tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân

hàng Việt Nam; Điều kiện của TCTD nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam phải có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 20 tỷ USD vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần; Khi các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam được niêm yết trên TTCK, việc mua cổ phần phải theo các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK, phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định; Một TCTD nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng Việt Nam, và chỉ được tham gia hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam. Những giới hạn này đã cản trở thu nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động M&A của các ngân hàng trong nước.

Xây dựng định hướng M&A chiều dọc trong hệ thống các ngân hàng TMCP, tiến tới chuyên môn hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp khách hàng và nền kinh tế

Sự tồn tại của hệ thống TCTD Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng, do thiếu phân định chuyên môn hóa chức năng kinh doanh ngân hàng, chức năng phục vụ chính sách đầu tư trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Hiện nay, ngoại trừ ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, các ngân hàng còn lại như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank với hệ thống các ngân hàng TMCP có cùng những chức năng hoạt động kinh doanh ngân hàng giống nhau. Chưa có xây dựng được hệ thống phân định, giới hạn ngân hàng chuyên sâu, chuyên môn hóa cung cấp vốn cho một số lĩnh vực trọng yếu phát triển kinh tế quốc gia; Chẳng hạn, như ngân hàng Ngoại thương nên chú trọng về lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài. Vietinbank tại trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước; BIDV chủ yếu tài trợ vốn cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng… Agribank chủ lực là tài trợ vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển... M&A theo chiều dọc sẽ tạo nên sự chuyên môn hóa cao sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng quản lý dòng vốn như cho vay đồng tài trợ, tài trợ thương mại doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tập đoàn nhà nước kịp thời do nắm được chu kỳ hoạt động của từng loại hình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ…hạn chế được rất nhiều rủi ro trong cho vay tín dụng vì có được sự chuyên môn hóa cao về thông tin, đời sống doanh nghiệp. Mặt khác, đáp ứng nhu cầu vốn thiết thực từng lĩnh vực, từng dự án, từng công trình lớn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Chưa giới hạn chức năng được kinh doanh cho từng nhóm ngân hàng lớn, nhỏ

Trong thực tế, chưa thấy quán triệt của NHNN về việc quy định giới hạn chức năng kinh doanh của từng loại quy mô ngân hàng lớn, nhỏ. Thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay, các ngân hàng TMCP hoạt động như “ cá mè một lứa” đã gây nên một cuộc cạnh tranh chạy đua giành giật khách hàng thiếu lành mạnh của các NHTMCP Việt Nam như về huy động vốn, lãi suất cho vay, các chương trình khuyến mãi trá hình, việc huy động vốn và chi ngoài lãi suất quy định từ 1- 3,5%/năm làm cho bức tranh ngân hàng không được đánh giá chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần kết hợp định hướng hoạt động M&A với việc tái cấu trúc các ngân hàng như xây dựng một số tiêu chí quy mô vốn hoạt động, tổng tài sản có, giới hạn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tái cấu trúc không có nghĩa là dẹp hết ngân hàng nhỏ chỉ duy trì ngân hàng lớn, mà tái cấu trúc ở đây là phân định những chức năng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng được phép hoạt động theo các tiêu chí quy định như: vốn điều lệ, tổng tài sản có, tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động và tài sản có, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, mạng lưới hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng truyền thống…để phân loại những nhóm ngân hàng và giới hạn hoạt động. Nếu thực hiện được các quy định giới hạn quy mô của nhóm ngân hàng lớn, nhỏ sẽ giúp cho các ngân hàng lựa chọn được các phương thức M&A ngân hàng hợp lý, hiệu quả hơn.

Thiếu phương pháp định giá trong hoạt động M&A ngân hàng

Hạn chế của hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam hiện nay là thiếu các phương pháp định giá tài sản ngân hàng khả thi, sát giá thực tế; thiếu kinh nghiệm về công tác đánh giá tài sản doanh nghiệp là ngân hàng nên đưa đến rất nhiều trở ngại trong qúa trình đàm phán, thực hiện M&A, hoặc mua bán cổ phiếu trên TTCK.

Việc định giá tài sản ngân hàng ít được chú trọng mà chủ yếu thông qua thỏa thuận và so sánh giá cổ phiếu các ngân hàng khác có giao dịch trên thị trường. Việc thiếu minh mạch về cách thức và phương pháp định giá tài sản ngân hàng,tiếp tay đã tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư thực hiện đầu cơ, thao túng thị trường ngân hàng, trục lợi cho nhóm lợi ích của mình như việc thâu tóm Sacombank, ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian vừa qua, làm ảnh hưởng an toàn hệ thống ngân hàng, bắt buộc NHNN phải hỗ trợ thanh khoản cho nhiều ngân hàng trong thời gian này để duy trì hoạt động.

Hạn chế từ tầm nhìn của đa số chủ thể ngân hàng trong nước tham gia vào thị trường M&A ngân hàng

Đối với các ngân hàng TMCP trong nước, xuất phát điểm ở một trình độ am hiểu ngân hàng hiện đại thấp, chủ yếu từ kinh nghiệm của HTX TD đi lên, đặc biệt trong thị trường non trẻ hội nhập và hoạt động M&A chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian ngắn nên nhiều ngân hàng chưa có kinh nghiệm M&A, tỏ ra lung túng ngại thực hiện quá trình M&A ngân hàng; ý thức kinh doanh nhỏ muốn làm chủ ngân hàng riêng mình, chưa hòa nhập được sự phát triển kinh tế toàn cầu, họ là những lãnh đạo ngân hàng nhỏ có tầm nhìn còn hạn hẹp nên ít có khả năng thuyết phục đa số cổ đông nhận thức được tầm quan trọng của M&A ngân hàng.

Thiếu tổ chức tư vấn M&A chuyên nghiệp am hiểu ngân hàng Việt Nam

Trong quá trình triển khai đàm phán để thực hiện giao dịch M&A ngân hàng, chúng ta nhận thấy rằng các chuyên gia tư vấn có một vai trò rất quan trọng cho việc xác lập giao dịch thành công thông qua việc giúp bên bán và bên mua xích lại gần nhau về giá cả, các thủ tục pháp lý và hóa giải những vướng mắc mà giữa các bên đang gặp phải, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Thực tế hiện nay tại Việt Nam cũng bắt đầu có khá nhiều tổ chức bán chuyên nghiệp kiêm công việc tư vấn và môi giới hoạt động M&A ngân hàng, nghiệp vụ chủ yếu là làm trung gian môi giới cho các bên trong và ngoài nước, còn giữa các ngân hàng trong nước tìm đến với nhau thì rất ít. Hạn chế ở đây là các công ty này thiếu tính chuyên nghiệp, ít am hiểu các ngân hàng trong nước, không có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn

hoạt động M&A ngân hàng. Mặt khác, sự bất cập và hạn chế của quy định pháp luật ngân hàng về M&A vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu các trung tâm xây dựng cơ sở dự liệu và thông tin chuẩn để các bên tham khảo chính thức, bởi vì các giao dịch này thường diễn ra đơn lẻ, chưa có hình thành nên được một thị trường chính thức về hoạt động M&A tại Việt Nam.

Thiếu nhân sự lành nghề, chuyên môn và ít kinh nghiệm về công tác M&A ngân hàng

Nguồn nhân lực cho quá trình thực hiện M&A còn yếu về năng lực và thiếu kinh nghiệm của các bên tham gia thương vụ M&A trong nước, do M&A ngân hàng ở Việt Nam chưa được phổ biến nhiều.

Chất lượng nguồn nhân lực kể cả các nhà quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao, đa dạng của ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập. Sự phát triển quá nóng của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua, khi mà nguồn nhân lực chất lượng cao và đạo đức nghề nghiệp còn rất thiếu, đặc biệt là hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam còn rất non trẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu pháp luật M&A của không ít cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Công tác tuyển dụng, đào tạo lại chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến rủi ro khi tác nghiệp và rủi ro đạo đức gia tăng trong hoạt động ngân hàng thời gian vừa qua. Nhiều ngân hàng chưa bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn; chưa đào tạo cán bộ có trình độ tương xứng.

Thiếu minh bạch thông tin các ngân hàng TMCP trong hoạt động M&A ngân hàng

Về thông tin tín dụng từ CIC của NHTW là nguồn cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ quyết định giải quyết cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Tuy nhiên một số nội dung thông tin như tình hình tài chính, xếp hạng khách hàng, báo cáo thuế, thông tin ngành…chưa được cập nhập chi tiết kịp thời cũng làm hạn chế quá trình khai thác, xử lý, phân tích thông tin về khách hàng.

Năng lực của các ngân hàng thương mại cổ phần tang cao hơn cho quá trình thực đẩy M&A phát triển

Thực tế qua phân tích, đánh giá cho thấy chất lượng tín dụng của các ngân hàng TMCP giảm, nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh, việc xử lý thu hồi nợ chậm trong thời gian qua làm cản trở quá trình thực hiện M&A của một số ngân hàng. Năm 2012, theo Thống đốc NHNN báo cáo giải trình trước Quốc hội thì tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 8,6% trên tổng dư nợ. Theo tác giả thống kê, số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay xấp xỉ bằng với tổng số vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP Việt Nam cộng lại; Riêng một số ngân hàng TMCP tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn nhiều, đang phần nào hạn chế hiệu quả kinh doanh, làm chậm qúa trình đầu tư vốn vào các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Những hạn chế trong dánh giá tài sản ngân hàng

+ Chưa có khung pháp lý chung về đánh giá tài sản trong hoạt động ngân hàng; nhất là trong hoạt động M&A ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng tự thỏa thuận thống nhất với nhau theo mỗi cách ngân hàng định giá khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 95 - 107)