Các phƣơng thức thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 31 - 33)

Tùy theo từng mục tiêu cụ thể của các bên tham gia giao dịch M&A mà người ta lựa chọn những phương thức khác nhau. Thông thường có năm loại phương thức thực hiện M&A như sau:

1.2.1. Thương lượng

Phương thức thương lượng thường được thực hiện khi các bên tham gia M&A nhận thấy sẽ đạt được lợi ích chung và những điểm tương đồng triết lý kinh doanh thì ban lãnh đạo của các bên sẽ ngồi lại với nhau để thực hiện đàm phán, hoặc một bên là các ngân hàng nhỏ, bị yếu thế, thua lỗ trong kinh doanh tìm cách rút lui bằng việc bán lại cổ phiếu hoặc tìm đến một ngân hàng khác lớn hơn, có sự hòa hợp với mình để đề nghị sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại.

1.2.2. Thu gom cổ phiếu

Thu gom cổ phiếu là một ngân hàng có ý định thâu tóm ngân hàng khác sẽ sử dụng tài chính để thu gom dần cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc đàm phám mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương thức này sẽ được triển khai âm thầm, nhẹ nhàng không gây xáo trộn thị trường cũng như không để lộ ý đồ thâu tóm thì rất dễ thành công, ngược lại nếu công khai thực hiện phương thức này thì nó sẽ tác động đến gia tăng giá cổ phiếu giao dịch và mục tiêu thâu tóm khó đạt được hoặc nếu đạt được cũng cần một thời gian dài và tốn nhiều chí phí hơn.

1.2.3. Chào mua công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Sử dụng phương thức này, khi một ngân hàng, cá nhân gọi là nhà đầu tư muốn mua lại ngân hàng mục tiêu, họ sẽ chính thức làm giá để mua lại cổ phiếu của ngân hàng đó. Mức giá đưa ra có thể sẽ cao hơn giá thị trường tại thời điểm đàm phán giao dịch, nếu giao dịch được thực hiện và khi nhà đầu tư nắm được một tỷ lệ cổ phiếu “đám đông” thì thông thường họ sẽ gây ảnh hưởng đáng kể, thậm chí kiểm soát và điều hành ngân hàng theo cách thức riêng, đồng thời thay đổi nhân sự theo ý muốn chủ quan của họ.

1.2.4. Lôi kéo cổ đông bất mãn

Phương thức này là cách thâu tóm ngân hàng với hình thức không tự nguyện, do ban lãnh đạo ngân hàng không được lòng tin của đa số cổ đông về cách thức quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng mà họ nắm giữ cổ phiếu. Nếu ngân hàng đang có những bất đồng lớn về bố trí nhân sự, hoặc kinh doanh sa sút, thua lỗ thì nhà đầu tư sẽ tìm kiếm ngay cơ hội lôi kéo cổ đông bất mãn để ủng hộ kế hoạch của mình như việc thâu tóm cổ phiếu của đối tượng mục tiêu qua sàn giao dịch chứng khoán hoặc OTC để nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định, tham gia vào ban lãnh đạo ngân hàng, sau đó sử dụng phương thức này lôi kéo cổ đông bất mãn để tập hợp cổ đông đủ điều kiện tổ chức đại hội cổ đông và tìm người thay thế hoặc loại bỏ những lãnh đạo cũ và nắm giữ quyền kiểm soát hoặc có thể trực tiếp tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành ngân hàng.

1.2.5. Mua lại tài sản

Mua lại tài sản là một phương thức khi ngân hàng mua lại tiến hành cho thẩm định giá trị tài sản cần mua qua một tổ chức độc lập hoặc dựa vào việc ngân hàng tự định giá theo phương thức riêng của mình, dựa trên cơ sở kết quả định giá họ sẽ đề nghị mức giá chào thầu với ngân hàng mục tiêu có sở hữu tài sản tham gia. Đối với ngân hàng, tài sản vô hình (thương hiệu, thị phần, văn hóa doanh nghiệp, bộ máy nhân sự…) chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản ngân hàng, vì vậy rất khó định giá tài sản ngân hàng do phương thức này ít thực hiện khi mua bán doanh nghiệp lớn mà chủ yếu thích hợp cho các giao dịch mua lại những ngân hàng, doanh nghiệp có quy mô tài sản nhỏ và vừa. Vấn đề tất yếu đặt ra là một phương thức M&A vận động không đồng hành với sự vận hành của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thì cần phải nhanh chóng thay đổi. Cho nên, xây dựng một phương thức mới M&A là một tiến trình phức tạp, đan xen phải giải quyết hàng loạt vấn đề nội tại của ngân hàng và phải lường trước những vấn đề sẽ phát sinh với mục tiêu cuối cùng là thực hiện M&A ngân hàng theo định hướng, chiến lược đặt ra nhằm nâng cao khả năng thích ứng với quá trình cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hóa M&A trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)